Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu là gì? Biện pháp xử lý hàng hóa xuất khẩu không bảo đảm điều kiện xuất khẩu?
Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu là gì?
Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu được quy định tại Điều 32 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 như sau:
(1) Người xuất khẩu hàng hóa phải bảo đảm hàng hóa xuất khẩu phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ có liên quan.
(2) Áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong quá trình sản xuất hoặc tự xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất.
Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu là gì? Biện pháp xử lý hàng hóa xuất khẩu không bảo đảm điều kiện xuất khẩu? (Hình từ Internet)
Biện pháp xử lý hàng hóa xuất khẩu không bảo đảm điều kiện xuất khẩu là gì?
Căn cứ vào Điều 33 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định biện pháp xử lý hàng hóa xuất khẩu không bảo đảm điều kiện xuất khẩu như sau:
Hàng hóa không bảo đảm điều kiện xuất khẩu quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 mà không xuất khẩu được hoặc bị trả lại thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa áp dụng một hoặc các biện pháp xử lý sau đây:
(1) Thực hiện biện pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất theo nội dung sau đây:
- Kiểm tra việc áp dụng yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất và các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng trong sản xuất;
- Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm cần kiểm tra;
- Thử nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi cần thiết.
Trình tự thử tục kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất đối với hàng hóa xuất khẩu không bảo đảm chất lượng gây ảnh hưởng đến lợi ích và uy tín quốc gia như sau:
- Xuất trình quyết định kiểm tra;
- Tiến hành kiểm tra theo các nội dung nêu trên;
- Lập biên bản kiểm tra;
- Thông báo cho người sản xuất và báo cáo cho cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa về kết quả kiểm tra;
- Xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 30 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
(2) Cho lưu thông trên thị trường nếu chất lượng hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của Việt Nam.
(3) Yêu cầu người sản xuất khắc phục, sửa chữa để hàng hóa được tiếp tục xuất khẩu hoặc được lưu thông trên thị trường Việt Nam sau khi đã đáp ứng theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
(4) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tiêu huỷ.
>> Doanh nghiệp chế xuất có được phép bán hàng vào nội địa không?
Người xuất khẩu có được sử dụng dấu hợp chuẩn cho hàng hóa xuất khẩu không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 về quyền của người xuất khẩu đối với chất lượng sản phẩm hàng hóa như sau:
Quyền của người xuất khẩu
1. Quyết định lựa chọn mức chất lượng của hàng hóa xuất khẩu.
2. Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để thử nghiệm, giám định, chứng nhận chất lượng hàng hóa xuất khẩu.
3. Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng hàng hóa cho đến thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa đó cho người nhập khẩu.
4. Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho hàng hóa xuất khẩu theo quy định.
5. Yêu cầu người nhập khẩu hàng hóa hợp tác trong việc thu hồi và xử lý hàng hóa không bảo đảm chất lượng theo thoả thuận.
6. Khiếu nại quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
7. Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, người xuất khẩu có có quyền sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho hàng hóa xuất khẩu theo quy định.
Lưu ý: Nghĩa vụ của người xuất khẩu đối với chất lượng sản pẩm hàng hóa được quy định tại Điều 14 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 như sau:
- Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hóa xuất khẩu và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa.
- Thực hiện các biện pháp xử lý hàng hóa xuất khẩu không phù hợp theo quy định tại Điều 33 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
Trong trường hợp phải tiêu huỷ hàng hóa thì phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu huỷ hàng hóa và chịu trách nhiệm về hậu quả của việc tiêu huỷ hàng hóa theo quy định của pháp luật.
- Tuân thủ các quy định, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Trả chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy theo thỏa thuận với tổ chức thử nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.
- Trả chi phí lấy mẫu, thử nghiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 và chi phí lấy mẫu, thử nghiệm, giám định theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An như thế nào?
- Công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của ai? Vị trí của Công an nhân dân như thế nào? Chức năng của Công an nhân dân?
- Ngân hàng thương mại có được vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định không?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Kiên Giang thế nào? Điểm bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 tại Kiên Giang?
- Định giá xây dựng là gì? Lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có bao gồm lĩnh vực định giá xây dựng?