Chính sách đối với CBCCVC tăng cường đi công tác ở cơ sở theo Nghị định 178 quy định như thế nào?
Chính sách đối với CBCCVC tăng cường đi công tác ở cơ sở theo Nghị định 178 quy định như thế nào?
Ngày 31/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị trong đó có nội dung quy định về chính sách đối với CBCCVC tăng cường đi công tác ở cơ sở tại Điều 12 Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định về chính sách đối với CBCCVC tăng cường đi công tác ở cơ sở như sau:
Cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan trung ương và địa phương được cơ quan có thẩm quyền cử tăng cường đi công tác trong thời gian 03 năm ở cơ sở, được hưởng chính sách như sau:
Đối tượng | Chính sách |
Đối với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đến làm việc tại cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã. | - Được tiếp tục hưởng tiền lương (bao gồm cả các khoản phụ cấp lương) theo vị trí việc làm trước khi được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi. - Trợ cấp một lần bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác. - Trường hợp đơn vị công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng các chính sách, chế độ quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP ngày 18/10/2019 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (không hưởng trợ cấp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định 178/2024/NĐ-CP). - Sau khi cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ ở cơ sở, được tiếp nhận trở lại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cử đi hoặc được cơ quan có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp không thấp hơn vị trí việc làm trước khi đi tăng cường ở cơ sở; đồng thời, được hưởng các chính sách sau: Được nâng lương vượt một bậc (thời điểm giữ bậc lương mới được tính theo thời điểm giữ bậc lương cũ) nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh. Được bộ, ban, ngành và tỉnh xem xét khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng 2022. |
Đối với cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan trung ương tăng cường đến làm việc tại cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập ở cấp tỉnh, cấp huyện. | - Được tiếp tục hưởng tiền lương (bao gồm cả phụ cấp) theo vị trí việc làm trước khi được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi. - Trợ cấp một lần bằng 03 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác. - Trường hợp đơn vị công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng các chính sách, chế độ quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP (không hưởng trợ cấp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Nghị định 178/2024/NĐ-CP). - Sau khi cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ ở cơ sở, được tiếp nhận trở lại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cử đi hoặc được cơ quan có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp không thấp hơn vị trí việc làm trước khi đi tăng cường ở cơ sở; đồng thời, được hưởng các chính sách sau: Được nâng lương vượt một bậc (thời điểm giữ bậc lương mới được tính theo thời điểm giữ bậc lương cũ) nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh. Được bộ, ban, ngành và tỉnh xem xét khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng 2022. |
*Lưu ý: Các chế độ quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 và điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 12 Nghị định 178/2024/NĐ-CP do cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi chi trả.
Chính sách đối với CBCCVC tăng cường đi công tác ở cơ sở theo Nghị định 178 quy định như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Chính sách trọng dụng người có phẩm chất, năng lực nổi trội như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định về chính sách trọng dụng người có phẩm chất, năng lực nổi trội như sau:
Cán bộ, công chức, viên chức quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP có phẩm chất, năng lực nổi trội, có thành tích đặc biệt xuất sắc đóng góp cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thì được hưởng các chính sách sau:
(1) Được nâng lương vượt một bậc (thời điểm giữ bậc lương mới được tính theo thời điểm giữ bậc lương cũ) nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức được nâng lương vượt một bậc nằm trong tỷ lệ không quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong nhiệm vụ hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (đã được sửa đổi tại Nghị định 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ).
(2) Được hưởng tiền thưởng theo thành tích xuất sắc do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định từ quỹ tiền thưởng quy định tại Điều 4 Nghị định 73/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Trong đó dành tối đa 50% quỹ tiền thưởng để khen thưởng cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực nổi trội, có thành tích đặc biệt xuất sắc và có thành tích công tác đột xuất; quỹ tiền thưởng còn lại của năm dành cho khen thưởng theo định kỳ hằng năm theo kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc.
(3) Được cấp có thẩm quyền quan tâm, ưu tiên quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí vào vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả vượt cấp trên cơ sở kết quả đánh giá thành tích, hiệu quả và chất lượng cán bộ, công chức, viên chức của cấp ủy và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.
(4) Được hưởng chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập nếu đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Nghị định khác của Chính phủ.
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp ra sao?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp như sau:
- Căn cứ kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và cử cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của vị trí việc làm để cơ quan, tổ chức, đơn vị hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định mới nhất? Công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển phải đáp ứng các điều kiện nào?
- Cách ghi phần thông tin chung tờ khai tự quyết toán thuế TNCN mới nhất? Hồ sơ tự quyết toán thuế bao gồm gì?
- Căn cước công dân hết hạn bao lâu thì bị phạt? Đổi căn cước công dân trước khi hết hạn bao lâu?
- Giấy phép đầu tư hết hạn đang gia hạn thì công ty có được hoạt động tiếp không? Nếu tiếp tục hoạt động có bị phạt không?
- Một bên tham gia thỏa thuận Trọng tài thương mại là cá nhân chết thì thỏa thuận trọng tài có còn hiệu lực?