Các nền tảng trung gian trực tuyến như Shopee, Lazada,... sẽ được luật hóa vào Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) trong tương lai?

Các nền tảng trung gian trực tuyến như Shopee, Lazada,... sẽ được luật hóa vào Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) trong tương lai? Nếu được như vậy thì tốt quá vì tôi sẽ có nhiều quyền lợi hơn đúng không?

Nền tảng trung gian trực tuyến được hiểu như thế nào?

Nền tảng trung gian trực tuyến được quy định tại khoản 11 và khoản 12 Điều 3 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) như sau:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
11. Nền tảng trung gian trực tuyến là các hệ thống thông tin do tổ chức, cá nhân thiết lập và vận hành để cung cấp môi trường trên không gian mạng cho các tổ chức, cá nhân khác giao dịch với người tiêu dùng.
12. Nền tảng trung gian trực tuyến lớn là nền tảng tác động đến số lượng đủ lớn người tiêu dùng sử dụng dịch vụ trực tuyến trên nền tảng theo quy định của Chính phủ."

Như vậy, lần đầu tiên khái niệm nền tảng trung gian trực tuyến được xuất hiện trong Dự thảo Luật.

Các nền tảng trung gian trực tuyến như Shopee, Lazada,... sẽ được luật hóa vào Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) trong tương lai?

Các nền tảng trung gian trực tuyến như Shopee, Lazada,... sẽ được luật hóa vào Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) trong tương lai?

Trách nhiệm của nền tảng trung gian trực quyến được quy định ra sao?

Theo Điều 39 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) thì những trách nhiệm của nền tảng trung gian trực tuyến (kể cả nhỏ và lớn), được quy định như sau:

Điều 39. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng trong các giao dịch trên không gian mạng
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng gồm:
a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh tự mình hoặc thông qua các nền tảng trực tuyến có giao dịch trên không gian mạng với người tiêu dùng;
b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết lập, vận hành, cung cấp dịch vụ nền tảng trung gian trực tuyến cho người tiêu dùng.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1 Điều này có trách nhiệm thực hiện quy định tại Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh quy định tại điểm b khoản 1 Điều này có trách nhiệm:
a) Chỉ định, công bố công khai đầu mối liên hệ, người đại diện được ủy quyền phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
b) Xây dựng, công bố công khai quy chế hoạt động cho người tiêu dùng trong đó phân định rõ trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch;
c) Công khai thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng khi người tiêu dùng có yêu cầu;
d) Xây dựng biện pháp cho phép người tiêu dùng phản hồi, đánh giá về tổ chức, cá nhân kinh doanh, đồng thời hiển thị kết quả phản hồi, đánh giá đó;
đ) Có biện pháp để thông tin sản phẩm, dịch vụ được hiển thị đầy đủ, minh bạch, đáp ứng những thông tin tối thiểu theo quy định về nhãn hàng hóa hoặc tiêu chuẩn kết quả trong cung cấp dịch vụ;
e) Chỉ định, công bố công khai đầu mối tiếp nhận, giải quyết các phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, nội dung thông tin trên nền tảng; tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng đối với các quyết định của nền tảng;
g) Có biện pháp cho phép hiển thị ưu tiên đánh giá, phản ánh, kiến nghị của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Lưu trữ thông tin về sản phẩm, dịch vụ và các giao dịch thực hiện; tạo điều kiện cho người tiêu dùng truy nhập, truy vết, tải, lưu trữ và in hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch nền tảng mà mình quản lý;
i) Minh bạch hoạt động quảng cáo trên không gian mạng trong trường hợp có hoạt động quảng cáo đi kèm;
k) Công bố công khai báo cáo về các hoạt động kiểm duyệt nội dung đã thực hiện hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
l) Kết nối, cung cấp dữ liệu, thông tin theo yêu cầu phục vụ hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
m) Thực hiện các trách nhiệm khác quy định tại Luật này và quy định của pháp luật khác có liên quan.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh được xác định là nền tảng trung gian trực tuyến lớn phải đáp ứng các quy định tại khoản 3 Điều này và các trách nhiệm sau:
a) Thiết lập kho lưu trữ các quảng cáo có sử dụng thuật toán để nhắm đến người, nhóm người tiêu dùng cụ thể;
b) Đánh giá định kỳ hoạt động kiểm duyệt nội dung, việc sử dụng hệ thống thuật toán và quảng cáo nhắm đến người, nhóm người tiêu dùng;
c) Đánh giá định kỳ việc thực hiện quy định xử lý tài khoản giả, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, các hành vi tự động hoặc tự động một phần khác.

Các trường hợp nào các nền tảng trung gian trực tuyến như Shopee, Lazada,... không được phép làm?

Theo quy định tại Điều 16 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) thì đối với các nền tảng trung gian trực tuyến sẽ không được phép làm những việc sau đây:

"Điều 16. Các hành vi bị cấm
1. Cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh:
a) Lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung sau đây: sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp; uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh; nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh;
b) Quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị sản phẩm, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng;
c) Ép buộc người tiêu dùng thông qua việc thực hiện một trong các hành vi: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của người tiêu dùng; lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để ép buộc giao dịch;
d) Thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, đề nghị giao dịch trực tiếp với đối tượng là người không có năng lực hành vi dân sự hoặc người mất năng lực hành vi dân sự;
đ) Yêu cầu người tiêu dùng thanh toán cho việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ đã cung cấp mà không có thoả thuận trước với người tiêu dùng;
e) Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp sản phẩm, dịch vụ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người tiêu dùng;
g) Không bảo đảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người tiêu dùng;
h) Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng do nhầm lẫn;
i) Đánh tráo, gian lận sản phẩm, dịch vụ khi giao hàng, cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng;
k) Tự ý bớt lại bao bì, phụ tùng, linh kiện thay thế, hàng khuyến mại, tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng kèm theo khi bán hàng, cung cấp dịch vụ;
l) Tổ chức, cá nhân không tuân thủ các quy định pháp luật liên quan tới lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trước khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ tới người tiêu dùng;
m) Sử dụng hoặc lợi dụng hình ảnh, lời khuyên, khuyến nghị của người có ảnh hưởng, có uy tín nhằm xúc tiến thương mại hoặc khuyến khích người tiêu dùng mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ, mà không thông báo trước cho người tiêu dùng đây là các nội dung được tài trợ.
...
3. Cấm quy định các điều khoản không có hiệu lực quy định tại Điều 24 của Luật này trong các hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung.
4. Ngoài các quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này, cấm nền tảng trung gian trực tuyến thực hiện những hành vi sau đây:
a) Ép buộc hoặc ngăn cản người tiêu dùng đăng ký, sử dụng nền tảng trung gian trực tuyến khác như điều kiện bắt buộc để sử dụng dịch vụ;
b) Hạn chế sự lựa chọn của người tiêu dùng thông qua việc sắp xếp ưu tiên lựa chọn sản phẩm bất hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp trên nền tảng;
c) Sử dụng các biện pháp ngăn hiển thị hoặc hiển thị không trung thực kết quả phản hồi, đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ; tổ chức, cá nhân kinh doanh trên nền tảng;
d) Sử dụng các biện pháp để ngăn cản đăng ký, hoạt động, đánh giá, hiển thị phản hồi của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng;
đ) Ngăn cản người tiêu dùng gỡ bỏ các phần mềm, ứng dụng cài đặt sẵn hoặc buộc người dùng cài đặt các phần mềm, ứng dụng kèm theo dịch vụ nền tảng trung gian trực tuyến."

Tải về văn bản Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) (Dự thảo 5) tại đây.

Nền tảng trung gian trực tuyến
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các nền tảng trung gian trực tuyến như Shopee, Lazada,... sẽ được luật hóa vào Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) trong tương lai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nền tảng trung gian trực tuyến
4,693 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nền tảng trung gian trực tuyến

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nền tảng trung gian trực tuyến

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào