Bãi bỏ quy định cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục từ ngày 31/07/2023 đúng không?
Bãi bỏ quy định cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục từ ngày 31/07/2023 đúng không?
Ngày 15/06/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 12/2023/TT-BGDĐT nhằm bãi bỏ một số Thông tư do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành trong lĩnh vực giáo dục.
Theo đó, tại Điều 1 Thông tư 12/2023/TT-BGDĐT bãi bỏ toàn bộ một số thông tư do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong lĩnh vực giáo dục bao gồm các Thông tư sau đây:
- Thông tư 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài.
- Thông tư 28/2014/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục.
- Thông tư 34/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 12/2023/TT-BGDĐT quy định Thông tư 12/2023/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 31/07/2023.
Như vậy, theo quy định trên, từ ngày 31/07/2023 sẽ bãi bỏ quy định về việc bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục.
Bãi bỏ quy định cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục từ ngày 31/07/2023 đúng không? (Hình từ Internet)
Mục đích của việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục là gì?
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 28/2014/TT-BGDĐT quy định về mục đích của việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục như sau:
- Bồi dưỡng những kiến thức về nghiệp vụ quản lý, phương pháp, kỹ năng quản lý ban đầu, bắt buộc, tối thiểu đối với cán bộ quản lý đáp ứng tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh cán bộ quản lý giáo dục.
- Cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, chuyên môn, nghiệp vụ; bồi dưỡng, củng cố về kỹ năng, phương pháp lãnh đạo và quản lý giáo dục nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chất lượng, hiệu quả công tác quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục.
Ngoài ra, tại Điều 3 Thông tư 28/2014/TT-BGDĐT cũng quy định về đối tượng bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục:
- Các cán bộ quản lý quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư 28/2014/TT-BGDĐT là đối tượng bồi dưỡng của các trường đại học sư phạm, các đại học, học viện, trường đại học có khoa, ngành quản lý giáo dục.
- Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trung học cơ sở, tiểu học và mầm non là đối tượng bồi dưỡng của các trường cao đẳng sư phạm.
- Đối tượng bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục khác được xác định căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ ghi trong quyết định thành lập của từng cơ sở.
Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục được quy định như thế nào?
- Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng được quy định tại Điều 9 Thông tư 28/2014/TT-BGDĐT như sau:
+ Kết thúc mỗi module của chương trình bồi dưỡng, học viên phải thực hiện một bài kiểm tra viết trong thời gian tối thiểu 60 phút. Bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10.
+ Học viên tham gia tối thiểu 80% thời lượng chương trình bồi dưỡng quy định cho mỗi module thì được tham gia kiểm tra kết thúc module đó. Học viên có tất cả các bài kiểm tra kết thúc module đạt từ 5 điểm trở lên thì được viết tiểu luận cuối khóa.
+ Bài tiểu luận cuối khóa phải áp dụng kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn tại nơi đang công tác (có ý kiến nhận xét của cơ quan quản lý trực tiếp học viên). Bài tiểu luận cuối khóa được đánh giá theo thang điểm 10.
- Xếp loại kết quả bồi dưỡng được quy định tại Điều 10 Thông tư 28/2014/TT-BGDĐT như sau:
+ Điểm xếp loại kết quả bồi dưỡng là điểm trung bình cộng của điểm các module và điểm tiểu luận cuối khóa, làm tròn đến một chữ số sau phần thập phân.
++Ví dụ: Học viên A có điểm 5 module lần lượt là: 5,0; 6,0; 6,5; 8,0; 9,0 và điểm tiểu luận cuối khóa là 9,5 thì điểm xếp loại kết quả bồi dưỡng là: (5,0 + 6,0 + 6,5 + 8,0 + 9,0 + 9,5) : 6 = 44 : 6 = 7,33 làm tròn thành 7,3.
+ Xếp loại kết quả bồi dưỡng.
++Loại trung bình: điểm xếp loại đạt từ 5 điểm đến dưới 7 điểm;
++Loại khá: điểm xếp loại đạt từ 7 điểm đến dưới 9 điểm (không có điểm dưới 6);
++Loại giỏi: điểm xếp loại đạt từ 9 điểm đến 10 điểm (không có điểm dưới 7).
+ Học viên không được công nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng khi điểm xếp loại đạt dưới 5 điểm hoặc chưa đủ số điểm các module và tiểu luận theo quy định.
- Cấp chứng chỉ bồi dưỡng được quy định tại Điều 11 Thông tư 28/2014/TT-BGDĐT như sau:
+ Người học được cấp chứng chỉ bồi dưỡng sau khi hoàn thành chương trình và có điểm xếp loại kết quả bồi dưỡng quy định tại khoản 1, Điều 10 đạt từ 5 điểm trở lên.
+ Các cơ sở bồi dưỡng cấp chứng chỉ cho học viên đạt các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 28/2014/TT-BGDĐT.
+ Việc quản lý và cấp chứng chỉ bồi dưỡng thực hiện theo Quyết định 33/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân và Quyết định 34/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành mẫu chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.
Thông tư 12/2023/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 31/07/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quân nhân công tác 19 năm có được miễn môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh không? Đối tượng nào được tạm hoãn?
- Linh vật rắn các tỉnh 2025 mới nhất? Linh vật rắn 2025? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 chính thức ra sao?
- 3 chính sách thôi việc Viên chức được hưởng khi tinh giản biên chế chi tiết được tính thế nào?
- Mức chi quà Tết 2025 đối với CBCCVC, người lao động tại TPHCM thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo là bao nhiêu?
- Tiền thưởng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng có được làm tròn? Tiền thưởng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng là bao nhiêu theo Nghị định 73 và Hướng dẫn 56?