Hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù phải được gửi tới Tòa án nào? Có bao nhiêu đợt xem xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù trong năm?
Việc xem xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân được thực hiện bao nhiêu đợt trong năm?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư liên tịch 02/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về thời điểm xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù như sau:
Thời điểm xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
1. Việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được thực hiện mỗi năm 03 (ba) đợt, vào các dịp: Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), ngày Quốc khánh (2/9) và tết Nguyên đán. Đối với các trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, thực hiện việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù vào dịp ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12) thay cho dịp tết Nguyên đán. Năm để xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được xác định từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm đó.
...
Theo đó, việc giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được thực hiện mỗi năm 03 (ba) đợt, vào các dịp như:
- Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4),
- Ngày Quốc khánh (2/9);
- Tết Nguyên đán.
Đối với các trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, thực hiện việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù vào dịp ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12) thay cho dịp tết Nguyên đán.
Năm để xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được xác định từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm đó.
Thẩm quyền xem xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thuộc về cơ quan nhà nước nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 38 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù như sau:
Thủ tục giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
1. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 36 của Luật này có quyền đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.
...
Dẫn chiếu Điều 36 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về thẩm quyền đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được quy định như sau:
Thủ tục đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù
1. Thẩm quyền đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được quy định như sau:
a) Trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;
b) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;
c) Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu.
2. Cơ quan có thẩm quyền nơi phạm nhân đang chấp hành án quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù và chuyển cho Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án phải xem xét, quyết định. Trường hợp không đồng ý tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì Chánh án Tòa án phải có văn bản thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan đề nghị tạm đình chỉ, trong đó nêu rõ lý do không chấp nhận.
4. Việc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm do người đã kháng nghị quyết định.
Như vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thuộc về:
- Trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;
- Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
Hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù phải được gửi tới Tòa án nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù phải được gửi tới Tòa án nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 38 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về Tòa án tiếp nhận hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù như sau:
Thủ tục giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
...
2. Cơ quan có thẩm quyền đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù có trách nhiệm lập hồ sơ và chuyển cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án xem xét, quyết định, đồng thời gửi 01 bộ hồ sơ đến Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án. Hồ sơ bao gồm:
a) Bản sao bản án; trường hợp xét giảm án từ lần hai thì bản sao bản án được thay bằng bản sao quyết định thi hành án;
b) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù;
c) Kết quả xếp loại chấp hành án phạt tù theo quý, 06 tháng, 01 năm; quyết định khen thưởng hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc phạm nhân lập công;
d) Kết luận của bệnh viện, hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên về tình trạng bệnh tật đối với trường hợp phạm nhân bị bệnh hiểm nghèo hoặc tài liệu thể hiện phạm nhân là người quá già yếu;
đ) Bản sao quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với trường hợp đã được giảm;
e) Tài liệu chứng minh kết quả bồi thường nghĩa vụ dân sự của người được đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.
..
Theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù phải được gửi cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án xem xét, quyết định.
Ngoài Tòa án ra thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần đồng thời gửi 01 bộ hồ sơ đến Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?