Hàng hóa nhập khẩu là chất phụ gia thực phẩm có thuộc đối tượng phải kiểm tra khi tiến hành thủ tục nhập khẩu hay không?
- Hàng hóa nhập khẩu là chất phụ gia thực phẩm có thuộc đối tượng phải kiểm tra khi tiến hành thủ tục nhập khẩu hay không?
- Việc áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch đối với hàng hóa nhập khẩu là chất phụ gia thực phẩm phải đảm bảo được nguyên tắc gì?
- Chất phụ gia thực phẩm thuộc đối tượng tự công bố hay phải đăng ký bản công bố?
Hàng hóa nhập khẩu là chất phụ gia thực phẩm có thuộc đối tượng phải kiểm tra khi tiến hành thủ tục nhập khẩu hay không?
Hàng hóa nhập khẩu là chất phụ gia thực phẩm có thuộc đối tượng phải kiểm tra khi tiến hành thủ tục nhập khẩu hay không? (Hình từ internet)
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định về thủ tục tục xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu
1. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
2. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.
3. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
4. Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.
Căn cứ trên quy định đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Theo khoản 1 Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định như sau:
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là đối tượng phải kiểm tra bao gồm:
a) Hàng hóa phải áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch quy định tại các điều 61, 62, 63 và 64 của Luật này
b) Hàng hóa có tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn hoặc hàng hóa có khả năng gây mất an toàn theo thông tin cảnh báo từ các tổ chức quốc tế, khu vực, nước ngoài;
c) Hàng hóa mà cơ quan có thẩm quyền phát hiện không phù hợp và phải tăng cường kiểm tra theo quy định của pháp luật.
...
Dẫn chiếu theo khoản 4 Điều 61 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định như sau:
Áp dụng biện pháp kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
...
4. Hàng hóa nhập khẩu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói thực phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...
Căn cứ quy định trên thì trường hợp hàng hóa nhập khẩu là chất phụ gia thực phẩm (caffein) chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc một trong những đối tượng phải áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch khi tiến hành thủ tục nhập khẩu.
Việc áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch đối với hàng hóa nhập khẩu là chất phụ gia thực phẩm phải đảm bảo được nguyên tắc gì?
Theo khoản 2 Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định như sau:
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra
...
2. Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này được kiểm tra theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 60 của Luật này và do cơ quan, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định thực hiện.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành Danh mục hàng hóa là đối tượng phải kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo khoản 2 Điều 60 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định việc áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch đối với hàng hóa nhập khẩu là chất phụ gia thực phẩm phải đảm bảo được nguyên tắc sau đây:
- Công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và tránh tạo ra rào cản không cần thiết đối với hoạt động ngoại thương, nhất là đối với hàng hóa xuất khẩu;
- Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong điều kiện cho phép, bảo đảm yêu cầu quản lý và phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Bảo đảm các nguyên tắc khác theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm, đo lường, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y, phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Chất phụ gia thực phẩm thuộc đối tượng tự công bố hay phải đăng ký bản công bố?
Theo Điều 31 Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Điều 32 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chất phụ gia thực phẩm được phân thành loại là đơn chất và hỗn hợp có công dụng mới như sau:
Điều 31. Quy định về phụ gia thực phẩm đơn chất
1. Phụ gia thực phẩm thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định thuộc đối tượng tự công bố.
2. Thủ tục tự công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm đơn chất thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
...
Điều 32. Quy định về phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới
1. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới phải được đăng ký bản công bố sản phẩm tại Bộ Y tế.
2. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới phải được liệt kê thành phần định lượng đối với từng phụ gia trong thành phần cấu tạo.
3. Trình tự thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới theo quy định tại Điều 7, 8 Nghị định này.
Từ các quy định trên, hàng hóa nhập khẩu là chất phụ gia thực phẩm phải thực hiện một trong hai thủ tục tự công bố sản phẩm và đăng ký bản công bố sản phẩm tùy vào loại sản phẩm đó là gì, cụ thể:
- Đối với phụ gia thực phẩm đơn chất thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định thuộc đối tượng tự công bố.
Thủ tục thực hiện tự công bố sản phẩm được quy định tại Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
- Đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới thuộc đối tượng phải đăng ký bản công bố sản phẩm tại Bộ Y tế.
Thủ tục thực hiện đăng ký bản công bố sản phẩm được quy định tại Điều 8 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn lập bảng kê thu mua hàng hóa dịch vụ không có hóa đơn? Tải mẫu bảng kê 01/TNDN mới nhất?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình mới nhất theo Nghị định 175? Tải mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình?
- Bài tuyên truyền về an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên Đán 2025? Bài tuyên truyền về an toàn giao thông trong trường học?
- Nghị định 168 bãi bỏ toàn bộ quy định xử phạt vi phạm giao thông? Hiệu lực thi hành của Nghị định 168?
- Đáp án đợt 1 cuộc thi Tự hào vững bước dưới cờ Đảng tỉnh Tuyên Quang? Thể lệ cuộc thi trực tuyến Tự hào vững bước dưới cờ Đảng?