Giấy phép bán lẻ rượu có giá trị sử dụng bao lâu và Giấy phép này có những nội dung nào theo quy định?
Giấy phép bán lẻ rượu có giá trị sử dụng bao lâu và Giấy phép này có những nội dung nào theo quy định?
Giấy phép bán lẻ rượu được quy định tại Điều 28 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Nội dung và thời hạn của giấy phép
1. Nội dung của giấy phép theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Thời hạn của giấy phép:
a) Thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp là 15 năm;
b) Thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép phân phối rượu, Giấy phép bán buôn rượu, Giấy phép bán lẻ rượu là 05 năm.
Chiếu theo quy định này thì giấy phép bán lẻ rượu có giá trị sử dụng là 05 năm và trên giấy phép sẽ gồm những nội dung được nêu tại Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP: Tải về
Giấy phép bán lẻ rượu có giá trị sử dụng bao lâu và Giấy phép này có những nội dung nào theo quy định? (hình từ internet)
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu gồm những loại giấy tờ nào?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu gồm những loại giấy tờ Điều 23 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 17 Nghị định 17/2020/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu (01 bộ) bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
3. Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ.
4. Bản sao văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
Theo quy định này thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu gồm những loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP: Tải về
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
- Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ.
- Bản sao văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
Sau khi được cấp Giấy phép bán lẻ rượu thì giấy phép này sẽ được gửi cho những ai? Việc lưu trữ giấy phép được quy định ra sao?
Tại Điều 29 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Gửi và lưu giấy phép
1. Đối với Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp:
Giấy phép được làm thành 04 bản: 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép, 01 bản gửi doanh nghiệp: được cấp giấy phép, 01 bản gửi Bộ Công Thương (đối với giấy phép do Sở Công Thương cấp) hoặc Sở Công Thương địa phương (đối với giấy phép do Bộ Công Thương cấp).
2. Đối với Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh:
Giấy phép được làm thành 04 bản: 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép, 01 bản gửi cơ sở được cấp giấy phép, 01 bản gửi Sở Công Thương.
3. Đối với Giấy phép phân phối rượu:
Giấy phép được làm thành nhiều bản: 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép; 01 bản gửi doanh nghiệp được cấp giấy phép; 01 bản gửi Cục Quản lý thị trường; 01 bản gửi Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và 01 bản gửi mỗi Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đăng ký phân phối rượu; 01 bản gửi mỗi thương nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp kinh doanh rượu khác có tên trong giấy phép.
4. Đối với Giấy phép bán buôn rượu:
Giấy phép được làm thành nhiều bản: 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép; 01 bản gửi doanh nghiệp được cấp Giấy phép; 01 bản gửi Bộ Công Thương; 01 bản gửi Chi Cục Quản lý thị trường; 01 bản gửi mỗi thương nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp kinh doanh rượu khác có tên trong giấy phép.
5. Đối với Giấy phép bán lẻ rượu:
Giấy phép được làm thành nhiều bản: 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép; 01 bản gửi thương nhân được cấp giấy phép; 01 bản gửi Sở Công Thương; 01 bản gửi Cục Quản lý thị trường; 01 bản gửi thương nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp kinh doanh rượu khác có tên trong giấy phép.
Theo quy định này thì sau khi được cấp Giấy phép bán lẻ rượu thì giấy phép này sẽ được gửi cho các đối tượng sau:
- 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép; 01 bản gửi thương nhân được cấp giấy phép;
- 01 bản gửi Sở Công Thương;
- 01 bản gửi Cục Quản lý thị trường;
- 01 bản gửi thương nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp kinh doanh rượu khác có tên trong giấy phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe mới nhất hiện nay theo Thông tư 35? Tải mẫu mới nhất?
- Mẫu Thông báo thay đổi nhân sự phụ trách khách hàng, đại lý dành cho doanh nghiệp? Tải mẫu tại đâu?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất học sinh THCS theo Thông tư 22 học kì 1? Đánh giá phẩm chất năng lực theo Thông tư 22 cuối kì 1?
- Lời nhận xét môn đạo đức theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét môn đạo đức học kì 1 tiểu học theo Thông tư 27?
- Chủ đầu tư được phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng bằng hình thức nào? Nội dung chính của nhiệm vụ khảo sát xây dựng là gì?