Dự phòng nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là gì? Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm những loại nào?

Cho tôi hỏi dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm những loại dự phòng nào? Trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong dự phòng nghiệp vụ được xác định như thế nào? Câu hỏi của anh Kiên từ Hà Nội

Dự phòng nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là gì?

Dự phòng nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là gì?

Dự phòng nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là gì? (Hình từ Internet)

Căn cứ Điều 96 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về dự phòng nghiệp vụ như sau:

Dự phòng nghiệp vụ
1. Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.
2. Dự phòng nghiệp vụ phải được trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và phải tương ứng với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm.

Theo đó, dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.

Dự phòng nghiệp vụ phải được trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và phải tương ứng với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.

Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm những loại dự phòng nào?

Căn cứ Điều 53 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định về dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ như sau:

Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài phải trích lập dự phòng nghiệp vụ theo từng nghiệp vụ bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm tương ứng với trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a) Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
b) Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
c) Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất: Được sử dụng để bồi thường khi có dao động lớn về tổn thất hoặc tổn thất lớn xảy ra mà tổng phí bảo hiểm giữ lại trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.

Như vậy, dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm những khoản dự phòng sau:

- Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;

- Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;

- Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất: Được sử dụng để bồi thường khi có dao động lớn về tổn thất hoặc tổn thất lớn xảy ra mà tổng phí bảo hiểm giữ lại trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.

Trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong dự phòng nghiệp vụ được xác định như thế nào?

Căn cứ Điều 17 Thông tư 50/2017/TT-BTC quy định về dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ như sau:

Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải lập các loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm tương ứng với trách nhiệm giữ lại theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP và phải được chuyên gia tính toán dự phòng nghiệp vụ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chi nhánh xác nhận.
Trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được xác định như sau:
Trách nhiệm giữ lại = Trách nhiệm bảo hiểm gốc + Trách nhiệm nhận tái bảo hiểm - Trách nhiệm nhượng tái bảo hiểm.
Trong đó:
- Đối với trách nhiệm bảo hiểm gốc: Dự phòng nghiệp vụ được tính theo các phương pháp trích lập quy định tại điểm 3.1 khoản 3 Điều này trên cơ sở phí bảo hiểm gốc (sau khi đã trừ đi hoàn phí, giảm phí) và quy định tại điểm 3.2 khoản 3 Điều này trên cơ sở bồi thường bảo hiểm gốc.
- Đối với trách nhiệm nhận tái bảo hiểm: Dự phòng nghiệp vụ được tính theo các phương pháp trích lập quy định tại điểm 3.1 khoản 3 Điều này trên cơ sở phí nhận tái bảo hiểm (sau khi đã trừ đi hoàn phí, giảm phí) và quy định tại điểm 3.2 khoản 3 Điều này trên cơ sở bồi thường nhận tái bảo hiểm.
- Đối với trách nhiệm nhượng tái bảo hiểm: Dự phòng nghiệp vụ được tính theo các phương pháp trích lập quy định tại điểm 3.1 khoản 3 Điều này trên cơ sở phí nhượng tái bảo hiểm (sau khi đã trừ đi hoàn phí, giảm phí) và điểm 3.2 khoản 3 Điều này trên cơ sở bồi thường nhượng tái bảo hiểm.
...

Từ quy định trên thì doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải lập các loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm tương ứng với trách nhiệm giữ lại theo quy. Trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm được xác định như sau:

Trách nhiệm giữ lại = Trách nhiệm bảo hiểm gốc + Trách nhiệm nhận tái bảo hiểm - Trách nhiệm nhượng tái bảo hiểm.

Kinh doanh bảo hiểm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Kinh doanh bảo hiểm
Bảo hiểm phi nhân thọ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có phải giải thích về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm cho người mua bảo hiểm không?
Pháp luật
Trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì những loại bảo hiểm nào là bắt buộc theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Những chính sách chung phát triển ngành kinh doanh bảo hiểm hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm những nhóm thông tin nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng dựa trên nguyên tắc nào?
Pháp luật
Sử dụng thông tin từ Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải đảm bảo các yêu cầu gì?
Pháp luật
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm sẽ nhằm những mục đích gì?
Pháp luật
Mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho đối tượng báo cáo là tổ chức kinh doanh bảo hiểm nhân thọ?
Pháp luật
Doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm khi có đủ điều kiện gì?
Pháp luật
Nghị định 46/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm mới nhất? Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh bảo hiểm
20,583 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh bảo hiểm Bảo hiểm phi nhân thọ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào