Nghị định 174/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm? Xem toàn văn Nghị định 174/2024 ở đâu?
Nghị định 174/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm? Xem toàn văn Nghị định 174/2024 ở đâu?
Ngày 30/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
>> Tải về Nghị định 174/2024/NĐ-CP tại đây
Nghị định 174/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm? Xem toàn văn Nghị định 174/2024 ở đâu? (Hình từ internet)
Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng Nghị 174/2024/NĐ-CP ra sao?
Căn cứ tại Điều 1, Điều 2 Nghị định 174/2024/NĐ-CP quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng gồm có như sau:
(1) Phạm vi điều chỉnh
- Nghị định 174/2024/NĐ-C quy định hành vi vi phạm hành chính, hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc và hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; đối tượng bị xử phạt; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
- Những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khác có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm mà không được quy định tại Nghị định 174/2024/NĐ-CP thì áp dụng theo quy định tại các văn bản đó để xử phạt.
(2) Đối tượng áp dụng
- Cá nhân, tổ chức Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm quy định tại Nghị định 174/2024/NĐ-CP.
- Tổ chức Việt Nam, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
+ Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài (sau đây gọi tắt là chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam);
+ Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, văn phòng đại diện của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, văn phòng đại diện của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài, văn phòng đại diện của tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam);
+ Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm;
+ Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
+ Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức khác có tư cách pháp nhân);
+ Các tổ chức khác có liên quan quy định tại Nghị định 174/2024/NĐ-CP.
- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và cơ quan tổ chức, cá nhân khác có liên quan quy định tại Nghị định 174/2024/NĐ-CP.
Quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 174/2024/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm như sau:
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
- Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được quy định như sau:
+ Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
+ Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm.
- Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm là ngày thực hiện đúng các quy định pháp luật trừ các trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 174/2024/NĐ-CP. Trường hợp không xác định được ngày thực hiện đúng các quy định pháp luật thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm là ngày phát hiện hành vi vi phạm.
- Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt đối với một số hành vi vi phạm tại Chương II Nghị định 174/2024/NĐ-CP được quy định như sau:
+ Đối với hành vi gian lận các tài liệu đối với hồ sơ đã được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại Điều 6 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày phát hiện hồ sơ đã được cấp phép bị gian lận;
+ Đối với hành vi không ban hành quy trình, quy chế, không phê duyệt chương trình tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, không xây dựng các chính sách quản trị rủi ro, quy định nội bộ về quản trị rủi ro quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9, điểm a khoản 1 Điều 13, điểm b khoản 1 Điều 33 Nghị định 174/2024/NĐ-CP, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày thực hiện ban hành quy trình, quy chế, phê duyệt chương trình tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, xây dựng các chính sách quản trị rủi ro, quy trình nội bộ về quản trị rủi ro theo quy định của pháp luật;
+ Đối với hành vi vi phạm quy định về chế độ báo cáo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 12, điểm b khoản 1 Điều 20, điểm b khoản 2 Điều 32, điểm d khoản 1 Điều 33, điểm b khoản 1 Điều 34, điểm c khoản 1 Điều 35, điểm d khoản 1 Điều 36, Điều 37 và Điều 39 Nghị định 174/2024/NĐ-CP, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày thực hiện báo cáo đúng theo quy định của pháp luật;
+ Đối với hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin quy định tại Điều 39 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày thực hiện công khai hoặc công khai đúng nội dung, hình thức theo quy định.
*Lưu ý:
- Nghị định 174/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2025.
- Điểm a khoản 1 Điều 28, khoản 1, điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 32 của Nghị định 174/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2027.
- Điểm d khoản 1 Điều 28, điểm đ khoản 3 Điều 31, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37 Nghị định 174/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2028.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn thu của Quỹ Hiểu về trái tim bao gồm những gì? Định mức chi hoạt động quản lý Quỹ Hiểu về trái tim?
- Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam bằng cách mua lại nhà ở của người nước ngoài đã sở hữu nhà ở không?
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?
- Người làm công tác y tế trong công ty thuộc nhóm 5 hay nhóm 6 trong 6 nhóm đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
- Ban đại diện quỹ đại chúng do ai bầu? Cuộc họp Ban đại diện quỹ đại chúng được tổ chức khi có bao nhiêu thành viên dự họp?