Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng Nghị định 174/2024/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm ra sao?
Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng Nghị định 174/2024/NĐ-CP ra sao?
Căn cứ tại Điều 1, Điều 2 Nghị định 174/2024/NĐ-CP quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng gồm có như sau:
(1) Phạm vi điều chỉnh
- Nghị định 174/2024/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm hành chính, hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc và hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; đối tượng bị xử phạt; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
- Những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khác có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm mà không được quy định tại Nghị định 174/2024/NĐ-CP thì áp dụng theo quy định tại các văn bản đó để xử phạt.
(2) Đối tượng áp dụng
- Cá nhân, tổ chức Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm quy định tại Nghị định 174/2024/NĐ-CP.
- Tổ chức Việt Nam, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
+ Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài (sau đây gọi tắt là chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam);
+ Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, văn phòng đại diện của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, văn phòng đại diện của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài, văn phòng đại diện của tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam);
+ Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm;
+ Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
+ Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức khác có tư cách pháp nhân);
+ Các tổ chức khác có liên quan quy định tại Nghị định 174/2024/NĐ-CP.
- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và cơ quan tổ chức, cá nhân khác có liên quan quy định tại Nghị định 174/2024/NĐ-CP.
Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng Nghị định 174/2024/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm ra sao? (Hình từ internet)
Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm ra sao?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 174/2024/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm như sau:
- Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, tổ chức, cá nhân bị áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền.
- Cảnh cáo áp dụng đối với cá nhân từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.
- Mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức:
+ Mức xử phạt bằng tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức xử phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại Điều 9, Điều 10, khoản 2 Điều 11, Điều 12, Điều 14, khoản 2 Điều 15, Điều 16, khoản 2 Điều 18, Điều 20, Điều 21, khoản 2 Điều 22, Điều 24, Điều 25, điểm b, điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 27, Điều 28, Điều 33, khoản 1 Điều 38, Điều 40 Nghị định 174/2024/NĐ-CP chỉ áp dụng để xử phạt đối với tổ chức;
+ Mức xử phạt bằng tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân cho cùng hành vi vi phạm;
+ Mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tối đa là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức tối đa là 200.000.000 đồng.
- Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động có thời hạn.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;
+ Buộc thực hiện công bố hoặc công bố đúng quy định hoặc thông báo hoặc buộc cải chính thông tin;
+ Buộc chuyên gia tính toán thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo quy định pháp luật; buộc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô sử dụng chuyên gia tính toán thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo quy định pháp luật;
+ Buộc cung cấp cho bên mua bảo hiểm các tài liệu trong quá trình giao kết của các hợp đồng bảo hiểm chưa hết thời hạn hợp đồng tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
+ Buộc giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm chưa hết thời hạn hợp đồng tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
+ Buộc cung cấp cho bên mua bảo hiểm bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm chưa hết thời hạn hợp đồng tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
+ Buộc thông báo cho Bộ Tài chính về việc cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng;
+ Buộc thực hiện đúng quy định pháp luật;
+ Buộc dừng sử dụng người trực tiếp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm;
+ Buộc nộp lại Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép đặt Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam;
+ Buộc hoàn trả lại số tiền đã chiếm đoạt.
Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 174/2024/NĐ-CP quy định thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được quy định như sau:
- Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
- Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu biểu quyết họp đại hội đồng cổ đông mới nhất? Các hình thức biểu quyết tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông?
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Kon Tum? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Kon Tum chi tiết?
- Bài tuyên truyền về phòng chống pháo nổ dịp Tết Ất Tỵ 2025? Bài tuyên truyền truyền phòng chống cháy nổ dịp Tết Nguyên đán?
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Đắk Lắk? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Đắk Lắk chi tiết?
- Đi sai làn đường là gì? Lỗi đi sai làn đường 2025 bị phạt bao nhiêu? Quy tắc sử dụng làn đường?