Dự án khai thác dầu khí có tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng được phân loại vào nhóm nào theo quy định về đầu tư công?
- Dự án khai thác dầu khí có tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng được phân loại vào nhóm nào theo quy định về đầu tư công?
- Bộ trưởng có thể có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án khai thác dầu khí có tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng không?
- Dự án khai thác dầu khí thuộc chương trình mục tiêu quốc gia thì có phải quyết định chủ trương đầu tư hay không?
Dự án khai thác dầu khí có tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng được phân loại vào nhóm nào theo quy định về đầu tư công?
Dự án khai thác dầu khí có tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng được phân loại vào nhóm nào cần căn cứ quy định tại Điều 9 Luật Đầu tư công 2019, nội dung như sau:
Tiêu chí phân loại dự án nhóm B
1. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng.
2. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng.
3. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng.
4. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng.
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Đầu tư công 2019, nội dung như sau:
Tiêu chí phân loại dự án nhóm A
Trừ dự án quan trọng quốc gia quy định tại Điều 7 của Luật này, dự án thuộc một trong các tiêu chí sau đây là dự án nhóm A:
...
2. Dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
a) Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;
b) Công nghiệp điện;
c) Khai thác dầu khí;
d) Hóa chất, phân bón, xi măng;
đ) Chế tạo máy, luyện kim;
e) Khai thác, chế biến khoáng sản;
g) Xây dựng khu nhà ở;
Như vậy, dự án khai thác dầu khí có tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng được phân loại vào dự án nhóm B trong trường hợp dự án này không phải là dự án quan trọng quốc gia.
Dự án khai thác dầu khí có tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng được phân loại vào nhóm nào theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Bộ trưởng có thể có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án khai thác dầu khí có tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng không?
Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án khai thác dầu khí có tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng thuộc về đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 5, khoản 5a và khoản 7 Điều 17 Luật Đầu tư công 2019, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022, nội dung như sau:
Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án
1. Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Chương trình mục tiêu quốc gia;
b) Dự án quan trọng quốc gia.
...
5. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công do cơ quan, tổ chức mình quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 4 Điều này.
5a. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài quyết định phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để chuẩn bị dự án đầu tư do cơ quan, tổ chức mình quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 4 Điều này.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, quyết định phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để chuẩn bị dự án đầu tư do địa phương quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 4 Điều này.
Chính phủ quy định trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư, quyết định phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật quy định tại khoản này
…
Theo quy định thì người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công hoặc sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài...
Cho nên Bộ trưởng có thể có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án khai thác dầu khí có tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng.
Dự án khai thác dầu khí thuộc chương trình mục tiêu quốc gia thì có phải quyết định chủ trương đầu tư hay không?
Dự án khai thác dầu khí thuộc chương trình mục tiêu quốc gia thì có phải quyết định chủ trương đầu tư hay không phải căn cứ vào quy định tại khoản 6 Điều 18 Luật Đầu tư công 2019, nội dung như sau:
Điều kiện quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án
...
6. Các nhiệm vụ, dự án không phải quyết định chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư;
b) Nhiệm vụ quy hoạch;
c) Dự án đầu tư công khẩn cấp;
d) Dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia;
đ) Dự án thành phần thuộc dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Như vậy, khi dự án khai thác dầu khí thuộc chương trình mục tiêu quốc gia thì không phải quyết định chủ trương đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?