Đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài là gì? Tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì?
Đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 120/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Căn cứ theo Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hoặc thuộc cơ quan thuộc Chính phủ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật và đặt trụ sở ở nước ngoài.
2. Tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập là việc sắp xếp, kiện toàn lại các đơn vị sự nghiệp công lập dưới các hình thức: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; hoặc điều chỉnh tên gọi, vị trí, chức năng, nhiệm vụ để hình thành đơn vị sự nghiệp công lập mới.
Theo đó, đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hoặc thuộc cơ quan thuộc Chính phủ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật và đặt trụ sở ở nước ngoài.
Đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài là gì? Tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài cần phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP có quy định về điều kiện thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
Theo đó, việc tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài cần bảo đảm phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước sở tại về việc tổ chức lại và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Có điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng quy định về số lượng người làm việc tối thiểu do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.
- Không đáp ứng đủ các tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
- Việc tổ chức lại các đơn vị đảm bảo không làm giảm mức độ tự chủ về tài chính hiện có của đơn vị; trường hợp thực hiện hợp nhất, sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính ở các mức độ khác nhau thì mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi hợp nhất, sáp nhập được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Việc tự chủ về tổ chức bộ máy đối với đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 120/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, việc tự chủ về tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị thuộc và trực thuộc theo Đề án tự chủ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đáp ứng các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật;
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị không thuộc cơ cấu tổ chức các đơn vị cấu thành theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, khi đáp ứng các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; xây dựng phương án sắp xếp lại các đơn vị cấu thành trình cơ quan có thẩm quyền quyết định;
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên xây dựng phương án sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của đơn vị trình cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật;
- Việc thành lập các phòng, ban và các tổ chức cấu thành khác không phải là các đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi chung là phòng) thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên phải đáp ứng các tiêu chí sau:
+ Công việc hoặc lĩnh vực do phòng thực hiện phải có từ 02 mảng công tác trở lên và có quy trình quản lý riêng theo yêu cầu của đối tượng quản lý;
+ Khối lượng công việc của phòng yêu cầu phải bố trí từ 07 người làm việc là viên chức trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức phạt sử dụng giấy phép lái xe đã bị trừ hết điểm theo Nghị định 168/2024? Sử dụng giấy phép lái xe hết điểm bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu giấy phép lái xe mới áp dụng từ 2025 theo Thông tư 35/2024 thế nào? Quy định về cấp giấy phép lái xe từ 2025?
- Mẫu Bản khai tự xác định hạng của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất theo Nghị định 175?
- Mẫu giấy phép nuôi, trồng loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ mới nhất?
- Lỗi không bật đèn xe máy phạt bao nhiêu 2025? Không bật đèn xe máy ban đêm bị trừ bao nhiêu điểm giấy phép lái xe?