Đơn đăng ký sáng chế không được thụ lý thì có được quyền phản đối và yêu cầu thẩm định lại không?
Đơn đăng ký sáng chế bị từ chối cấp bằng thì có được quyền phản đối không?
Theo Điều 117 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 42 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về văn bằng bảo hộ như sau:
Từ chối cấp văn bằng bảo hộ
...
3. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 1a và 2 Điều này thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Thông báo kết quả thẩm định nội dung, trong đó nêu rõ dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn có ý kiến phản đối dự định từ chối;
b) Tạm dừng quy trình thẩm định đơn trong trường hợp người nộp đơn nộp đề nghị tạm dừng thẩm định đơn và yêu cầu chấm dứt hiệu lực hoặc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo trường hợp loại trừ được quy định tại điểm e và điểm h khoản 2 Điều 74 của Luật này. Căn cứ kết quả giải quyết yêu cầu chấm dứt hiệu lực hoặc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp tục quy trình thẩm định đơn;
c) Tạm dừng quy trình thẩm định đơn trong trường hợp nhận được bản sao thông báo thụ lý vụ án của Tòa án có thẩm quyền về việc người thứ ba khởi kiện liên quan đến quyền đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc nhãn hiệu được đăng ký với dụng ý xấu. Căn cứ kết quả giải quyết của Tòa án, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp tục quy trình thẩm định đơn;
d) Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu người nộp đơn không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng về dự định từ chối quy định tại điểm a khoản này.
Như vậy, nếu bị từ chối cấp bằng bảo hộ người nộp đơn có quyền phản đối.
Nếu từ chối cấp văn bằng bảo hộ thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các thủ tục thông báo kết quả thẩm định nội dung, trong đó nêu rõ dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn có ý kiến phản đối dự định từ chối.
Đơn đăng ký sáng chế không được thụ lý thì có được quyền phản đối và yêu cầu thẩm định lại không? (hình từ internet)
Khi bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ thì có quyền yêu cầu thẩm định lại hay không?
Theo Điều 13 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN quy định về thẩm định lại đơn đăng ký sáng chế như sau:
Thẩm định lại
1. Việc thẩm định lại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Thẩm định lại đơn do có ý kiến phản đối sau khi đã có thông báo kết quả thẩm định nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 118 của Luật Sở hữu trí tuệ khi đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Có ý kiến bằng văn bản của người nộp đơn nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ trong giai đoạn từ ngày ra thông báo kết quả thẩm định nội dung đến trước ngày ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ liên quan; hoặc có ý kiến bằng văn bản của người thứ ba phản đối dự định cấp văn bằng bảo hộ trong thông báo kết quả thẩm định nội dung cùng với chứng cứ xác đáng chứng minh do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan nên đã không thể phản đối đơn trong thời hạn theo quy định tại Điều 112a của Luật Sở hữu trí tuệ;
(ii) Ý kiến nêu tại tiết (i) điểm này là có cơ sở xác đáng, kèm theo các chứng cứ hoặc chỉ dẫn tới các nguồn thông tin đáng tin cậy;
Như vậy, người nộp đơn có quyền yêu cầu thẩm định lại đơn do có ý kiến phản đối sau khi đã có thông báo kết quả thẩm định nội dung khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Thời hạn thẩm định lại đơn đăng ký sáng chế là bao lâu?
Theo Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định về thời hạn xử lý đơn đăng ký sáng chế sở hữu công nghiệp như sau:
Thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn.
2. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định nội dung trong thời hạn sau đây:
a) Đối với sáng chế không quá mười tám tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn;
b) Đối với nhãn hiệu không quá chín tháng, kể từ ngày công bố đơn;
c) Đối với kiểu dáng công nghiệp không quá bảy tháng, kể từ ngày công bố đơn;
d) Đối với chỉ dẫn địa lý không quá sáu tháng, kể từ ngày công bố đơn.
3. Thời hạn thẩm định lại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bằng hai phần ba thời hạn thẩm định lần đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không vượt quá thời hạn thẩm định lần đầu.
...
Như vậy, thời hạn thẩm định lại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bằng 2/3 thời hạn thẩm định lần đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không vượt quá thời hạn thẩm định lần đầu.
Có nghĩa là thời hạn thẩm định là không quá 12 tháng đối với những vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không vượt quá 18 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?