Đối với đường dây trong lưới điện cao áp 35kV thì khoảng cách an toàn điện từ điểm thấp nhất của dây dẫn đến mặt đất là bao nhiêu?

Đối với đường dây trong lưới điện cao áp 35kV thì khoảng cách an toàn điện từ điểm thấp nhất của dây dẫn đến mặt đất là bao nhiêu? Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp 35Kv trên không có chiều rộng bao nhiêu? - Câu hỏi của anh Tùng (Bình Dương)

Đối với đường dây trong lưới điện cao áp 35kV thì khoảng cách an toàn điện từ điểm thấp nhất của dây dẫn đến mặt đất là bao nhiêu?

Tại Điều 9 Nghị định 14/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Xây dựng, cải tạo lưới điện cao áp
2. Khi xây dựng, cải tạo đoạn đường dây dẫn điện cao áp trên không vượt qua nhà ở, công trình có người sinh sống, làm việc bên trong; nơi thường xuyên tập trung đông người; công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; khu di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được nhà nước xếp hạng chủ đầu tư/đơn vị quản lý vận hành phải tăng cường các biện pháp an toàn về điện và xây dựng đối với đường dây, cụ thể như sau:
a) Cột phải là cột thép hoặc bê tông cốt thép; hệ số an toàn của cột, xà, móng cột không nhỏ hơn 1,2;
b) Trong một khoảng cột, dây dẫn điện và dây chống sét không được phép có mối nối, trừ dây dẫn điện có tiết diện từ 240 mm2 trở lên cho phép có một mối nối cho một dây. Hệ số an toàn của dây dẫn điện, dây chống sét không nhỏ hơn 2,5.
c) Cách điện phải bố trí kép cùng chủng loại và đặc tính kỹ thuật. Dây dẫn điện, dây chống sét nếu mắc trên cách điện kiểu treo phải sử dụng khóa đỡ kiểu cố định. Hệ số an toàn của cách điện và các phụ kiện phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn theo quy định hiện hành;
d) Khoảng cách từ điểm thấp nhất của dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại đến mặt đất không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
3. Khoảng cách từ dây dẫn điện đến mặt đất ở ngoài các khu vực được quy định tại Khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện.
4. Đoạn cáp ngầm nối với đường dây dẫn điện trên không tính từ mặt đất trở lên đến độ cao hai mét phải được đặt trong ống bảo vệ.
5. Trường hợp buộc phải xây dựng lưới điện cao áp trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Như vậy, khoảng cách an toàn điện đối với đường dây 35kV từ điểm thấp nhất của dây dẫn đến mặt đất là 14m.

Đối với đường dây trong lưới điện cao áp 35kV thì khoảng cách an toàn điện từ điểm thấp nhất của dây dẫn đến mặt đất là bao nhiêu?

Đối với đường dây trong lưới điện cao áp 35kV thì khoảng cách an toàn điện từ điểm thấp nhất của dây dẫn đến mặt đất là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Tải trọn bộ các văn bản về khoảng cách an toàn điện: Tải về

Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp 35Kv trên không có chiều rộng bao nhiêu?

Tại Điều 11 Nghị định 14/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a, điểm b, điểm c khoản 7 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không
1. Đối với đường dây sử dụng dây dẫn trần, dây dẫn bọc, hành lang bảo vệ an toàn được quy định như sau:
a) Chiều dài hành lang được tính từ vị trí đường dây ra khỏi ranh giới bảo vệ của trạm này đến vị trí đường dây đi vào ranh giới bảo vệ của trạm kế tiếp;
b) Chiều rộng hành lang được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh theo quy định trong bảng sau:
Điện cao áp
c) Chiều cao hành lang được tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng quy định trong bảng sau:
Điện cao áp
2. Đối với đường cáp điện đi trên mặt đất hoặc trên không, hành lang bảo vệ an toàn đường cáp được giới hạn về các phía 0,5 m tính từ mặt ngoài của sợi cáp ngoài cùng trở ra.

Theo đó, tùy thuộc vào loại dây bọc hay dây trần mà hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp 35Kv trên không sẽ có chiều rộng khác nhau, dây bọc là 1,5m còn dây trần là 3m.

Đối với công trình điện lực trong hệ thống lưới điện cao áp không còn khai thác, sử dụng thì phải xử lý như thế nào?

Tại Điều 8 Nghị định 14/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Xử lý, quản lý an toàn đối với công trình điện lực không còn khai thác, sử dụng
1. Các công trình điện lực, không bao gồm nhà máy điện hạt nhân, khi không còn khai thác, sử dụng phải được xử lý, quản lý theo quy định của pháp luật về xây dựng, về bảo vệ môi trường và pháp luật khác liên quan.
2. Chủ sở hữu công trình phải tổ chức thực hiện các công việc sau:
a) Thu gom chất thải nguy hại, tro xỉ, dầu mỡ các loại tồn đọng trong các đường ống, trang thiết bị, dầu cặn thải, các chất xút ăn da, amoniac, hydrazine, clo và axít mạnh, các chất ăn mòn khác và các dung dịch của chúng và xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Đối với lưới điện, phải tháo dỡ, thu hồi các kết cấu của lưới điện và hoàn trả mặt bằng trong vòng 06 tháng kể từ khi lưới điện được tách khỏi hệ thống điện;
c) Đối với đập thủy điện, phải hoàn trả dòng chảy tự nhiên cho lưu vực sông (suối).
3. Chủ sở hữu công trình phải lập phương án quản lý, tháo dỡ, xử lý đối với công trình điện lực không còn khai thác sử dụng trong đó bao gồm nội dung tại Khoản 2 Điều này, trình duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng và tổ chức thực hiện theo phương án được duyệt.

Đối với công trình điện lực trong hệ thống lưới điện cao áp không còn khai thác, sử dụng thì chủ sở hữu công trình phải tổ chức:

- Thu gom chất thải

- Đối với lưới điện, phải tháo dỡ, thu hồi các kết cấu của lưới điện và hoàn trả mặt bằng trong vòng 06 tháng kể từ khi lưới điện được tách khỏi hệ thống điện;

- Đối với đập thủy điện, phải hoàn trả dòng chảy tự nhiên cho lưu vực sông (suối).

Điện cao áp
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bệnh nhiệt thán ở gia xúc có thể truyền nhiễm sang cho người không? Có thể lấy mẫu bệnh phẩm từ gia xúc đã chết để chẩn đoán bệnh không?
Pháp luật
Lợn có dễ mắc bệnh nhiệt thán ở gia xúc hay không? Trường hợp mắc bệnh sẽ có triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Pháp luật
Máy trộn bê tông là gì? Các thông số cơ bản của máy trộn bê tông? Công thức tính thời gian trộn đối với loại máy trộn làm việc liên tục?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10687-12-1:2023 (IEC 61400-12-1:2022) đo hiệu suất năng lượng của tuabin gió phát điện thế nào?
Pháp luật
Cây xanh sử dụng công cộng đô thị là gì? Cây xanh sử dụng công cộng đô thị được thiết kế quy hoạch gồm mấy loại?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13823:2023 BS EN 16579:2018 lắp ráp, bảo quản, vận chuyển, kiểm tra và bảo trì đối với cầu môn di động?
Pháp luật
Tấm mái hiên thạch cao ngoài trời là gì? Tính chất cơ lý của tấm mái hiên thạch cao ngoài trời được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13590-1:2023 (IEC 60309-1:2021) phân loại các phụ kiện như thế nào?
Pháp luật
Độ chặt K của nền đường ô tô được quy định như thế nào? Sai số cho phép so với thiết kế về các yếu tố hình học của nền đường ô tô sau thi công?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6905: 2001 về phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt trong thang máy thủy lực thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điện cao áp
59,553 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điện cao áp Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Văn bản liên quan đến Điện cao áp Văn bản liên quan đến Tiêu chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào