Đội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo có tối đa bao nhiêu thành viên?
- Đội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo có tối đa bao nhiêu thành viên?
- Đội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ gì?
- Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tuân thủ bao nhiêu nguyên tắc?
Đội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo có tối đa bao nhiêu thành viên?
Đội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Quy định Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2533/QĐ-BGDĐT năm 2023 như sau:
Tổ chức lực lượng Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cơ quan Bộ
...
2. Đội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
a) Thành phần
- Đội trưởng: Lãnh đạo phòng hoặc tương đương, người được giao phụ trách PCCC và CNCH;
- Phó Đội trưởng thường trực: Lãnh đạo phòng Hành chính;
- Phó Đội trưởng: Lãnh đạo phòng Tài chính, phòng Quản trị và 01 nhân viên bảo vệ;
- Số lượng, các thành viên: 100 người là các công chức, viên chức và người lao động các đơn vị tại trụ sở 35 Đại Cồ Việt (mỗi đơn vị cử từ 02 người trở lên) và tại các đơn vị thuộc Văn phòng (theo thực tế độ tuổi công tác).
...
Theo quy định trên, thành phần Đội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
- Đội trưởng: Lãnh đạo phòng hoặc tương đương, người được giao phụ trách PCCC và CNCH;
- Phó Đội trưởng thường trực: Lãnh đạo phòng Hành chính;
- Phó Đội trưởng: Lãnh đạo phòng Tài chính, phòng Quản trị và 01 nhân viên bảo vệ;
- Số lượng, các thành viên: 100 người là các công chức, viên chức và người lao động các đơn vị tại trụ sở 35 Đại Cồ Việt (mỗi đơn vị cử từ 02 người trở lên) và tại các đơn vị thuộc Văn phòng (theo thực tế độ tuổi công tác).
Đội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo (Hình từ Internet)
Đội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của Đội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Quy định Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2533/QĐ-BGDĐT năm 2023 như sau:
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về PCCC và CNCH cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn cơ quan Bộ.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy.
- Xây dựng kế hoạch huy động, sử dụng các lực lượng, phương tiện PCCC và CNCH, tổ chức chỉ huy, bảo đảm biện pháp an toàn, kỹ thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ bảo đảm kịp thời.
- Kiểm tra, đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật và của cơ quan Bộ về PCCC và CNCH; tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định về PCCC và CNCH.
- Phối hợp với Cảnh sát PCCC và CNCH thành phố Hà Nội tổ chức các hoạt động PCCC và CNCH.
Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tuân thủ bao nhiêu nguyên tắc?
Nguyên tắc Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tuân thủ được quy định tại Điều 2 Quy định Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2533/QĐ-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ như sau:
(1) Huy động sức mạnh tổng hợp của các đơn vị, cá nhân toàn cơ quan Bộ tham gia hoạt động PCCC và CNCH; ưu tiên cứu người bị nạn, thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, phương tiện, tài sản của người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ.
(2) Trong hoạt động Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra nhằm bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả và thống nhất trong chỉ huy, điều hành hoạt động PCCC và CNCH.
(3) Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy và cứu nạn kịp thời, hiệu quả.
(4) Mọi hoạt động PCCC và CNCH trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ là chủ yếu; lực lượng chuyên trách làm nòng cốt, huy động tổng hợp các lực lượng khác tham gia PCCC và CNCH.
- Cứu nạn là hoạt động cứu người bị nạn khỏi nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ do sự cố, tai nạn, bao gồm:
+ Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận người bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ;
+ Xác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố đe dọa tính mạng, sức khỏe người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ;
+ Tư vấn biện pháp y tế ban đầu, sơ cứu;
+ Đưa người bị nạn khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa người bị nạn đến vị trí an toàn.
- Cứu hộ là hoạt động cứu phương tiện, tài sản khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn, bao gồm:
+ Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận phương tiện, tài sản bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ;
+ Xác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố nguy hiểm đe dọa an toàn phương tiện, tài sản và sức khỏe, tính mạng lực lượng cứu nạn, cứu hộ;
+ Đưa phương tiện, tài sản khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa phương tiện, tài sản đến vị trí an toàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?