Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định muốn tăng cường phương tiện vào dịp Tết Nguyên đán thì phải báo cáo với ai?
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải xuất phát và kết thúc tại bến xe khách loại mấy?
- Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định muốn tăng cường phương tiện vào dịp Tết Nguyên đán thì phải báo cáo với ai?
- Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định phải niêm yết trên xe những thông tin gì?
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải xuất phát và kết thúc tại bến xe khách loại mấy?
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định được quy định tại khoản Điều 4 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thì được đăng ký khai thác tuyến theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
2. Tuyến cố định phải xuất phát và kết thúc tại bến xe khách từ loại 1 đến loại 6. Đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn mà chưa có bến xe khách từ loại 1 đến loại 6 thì cho phép tuyến vận tải hành khách cố định được xuất phát và kết thúc tại bến xe dưới loại 6.
3. Nội dung quản lý tuyến
a) Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung và công bố danh mục mạng lưới tuyến;
b) Thông báo biểu đồ chạy xe theo tuyến và cập nhật vào danh mục mạng lưới tuyến các nội dung gồm: Tổng số chuyến xe tối đa được khai thác trên tuyến, giãn cách thời gian tối thiểu giữa các chuyến xe liền kề, giờ xuất bến của các chuyến xe đã có đơn vị tham gia khai thác; danh sách đơn vị đang khai thác tuyến; xây dựng và thông báo điểm dừng đón, trả khách trên các tuyến;
...
Như vậy, theo quy định, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải xuất phát và kết thúc tại bến xe khách từ loại 1 đến loại 6.
Đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn mà chưa có bến xe khách từ loại 1 đến loại 6 thì cho phép tuyến vận tải hành khách cố định được xuất phát và kết thúc tại bến xe dưới loại 6.
Tham khảo tiêu chí phân loại bến xe khách tại Mục II Thông tư 73/2015/TT-BGTVT.
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải xuất phát và kết thúc tại bến xe khách loại mấy? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định muốn tăng cường phương tiện vào dịp Tết Nguyên đán thì phải báo cáo với ai?
Việc tăng cường phương tiện vào dịp Tết Nguyên đán được quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định
...
6. Quy định đối với hoạt động tăng cường phương tiện để giải tỏa hành khách trên tuyến cố định
a) Tăng cường phương tiện vào các dịp Lễ, Tết và các kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng: Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến cố định căn cứ vào nhu cầu đi lại, thống nhất với bến xe khách xây dựng phương án tăng cường phương tiện trên tuyến; báo cáo đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến để tổng hợp và ban hành kế hoạch thực hiện chung;
b) Tăng cường phương tiện vào các ngày cuối tuần (thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật) có lượng khách tăng đột biến: Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến cố định căn cứ vào nhu cầu đi lại, thống nhất với bến xe khách xây dựng phương án tăng cường phương tiện trên tuyến; thông báo đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến để thực hiện trong năm. Căn cứ phương án tăng cường phương tiện đã thông báo đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến và lưu lượng khách thực tế tại bến xe, bến xe khách xác nhận chuyến xe tăng cường vào Lệnh vận chuyển của doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến khi thực hiện. Xe sử dụng để tăng cường là xe đa được cấp phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”, “XE HỢP ĐỒNG”, biển hiệu “XE Ô TÔ VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH” còn giá trị sử dụng.
...
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định muốn tăng cường phương tiện vào dịp Tết Nguyên đán thì phải thống nhất với bến xe khách xây dựng phương án tăng cường phương tiện trên tuyến.
Đồng thời, báo cáo đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến để tổng hợp và ban hành kế hoạch thực hiện chung.
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định phải niêm yết trên xe những thông tin gì?
Theo quy định tại khỏa 4 Điều 19 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 02/2021/TT-BGTVT và khoản 4 Điều 1 Thông tư 02/2021/TT-BGTVT) thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định phải niêm yết trên xe các thông tin sau đây:
(1) Niêm yết ở phía trên kính trước: tên bến xe nơi đi, tên bến xe nơi đến; chiều cao chữ tối thiểu 06 cm.
(2) Niêm yết ở mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe:
- Tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải với kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm;
- Giá vé (giá cước) đã kê khai;
(3) Niêm yết ở trong xe:
- Biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), giá vé (giá cước) đã kê khai,
- Hành trình chạy xe, dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình,
- Khối lượng hành lý miễn cước,
- Số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải, của Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu, biển hiệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?