Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt được nhận hỗ trợ trong việc thực hiện phục vụ nhiệm vụ đặc biệt trong những trường hợp nào?
Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt với các hình thức nào?
Theo khoản 1 Điều 49 Luật Đường sắt 2017 quy định về các hình thức kinh doanh đường sắt bao gồm:
Kinh doanh đường sắt bao gồm kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, kinh doanh vận tải đường sắt, kinh doanh đường sắt đô thị.
Theo đó, tại khoản 20, khoản 21 và khoản 22 Điều 3 Luật Đường sắt 2017 định nghĩa về ba hình thức này như sau:
- Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt là việc thực hiện một, một số hoặc toàn bộ hoạt động đầu tư, sử dụng, bán, cho thuê, chuyển nhượng quyền khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt để phục vụ hoạt động vận tải đường sắt và các dịch vụ thương mại khác nhằm mục đích sinh lợi.
- Kinh doanh vận tải đường sắt là việc thực hiện vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hóa bằng đường sắt nhằm mục đích sinh lợi.
- Kinh doanh đường sắt đô thị là việc thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các công đoạn từ đầu tư đến vận chuyển hành khách trong đô thị nhằm mục đích sinh lợi.
Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt với các hình thức nào?
Trường hợp nào doanh nghiệp được nhận hỗ trợ trong việc thực hiện phục vụ nhiệm vụ đặc biệt?
Theo Điều 43 Nghị định 65/2018/NĐ-CP quy định về đối tượng được nhận hỗ trợ trong việc thực hiện phục vụ nhiệm vụ đặc biệt bao gồm:
- Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt.
- Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt.
Theo đó để hai đối tượng trên được nhận hỗ trợ trong việc thực hiện phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội cần phải thuộc các trường hợp theo quy định tại Điều 44 Nghị định 65/2018/NĐ-CP như sau:
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt: Được hỗ trợ chi phí vận tải trong các trường hợp vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt.
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt: Được hỗ trợ phí, giá sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt phần trực tiếp liên quan đến chạy tàu để tổ chức chạy tàu phục vụ nhiệm vụ vận tải đặc biệt.
Quy trình, thủ tục thực hiện hỗ trợ được quy định như thế nào?
Theo Điều 46 Nghị định 65/2018/NĐ-CP quy định về quy trình, thủ tục hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ đặc biệt như sau:
- Thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ đặc biệt:
+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an đề nghị bằng văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải và doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt về việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
+ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đề nghị doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt về việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, tai nạn và cứu nạn;
+ Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị Bộ Giao thông vận tải và doanh nghiệp kinh doanh đường sắt về việc thực hiện nhiệm vụ phòng chống, khắc phục hậu quả dịch bệnh;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác đề nghị bằng văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải và doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt khác.
- Thực hiện nhiệm vụ đặc biệt: Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt khi nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này phải lập phương án tổ chức thực hiện và dự trù kinh phí (không bao gồm lãi), gửi Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và cơ quan yêu cầu.
- Thanh quyết toán chi phí hỗ trợ nhiệm vụ đặc biệt:
+ Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán các khoản chi phí thực hiện cho từng nhiệm vụ đặc biệt gửi Bộ Giao thông vận tải. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này thẩm định báo cáo quyết toán các khoản chi phí thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và có văn bản gửi Bộ Tài chính để làm cơ sở quyết toán với ngân sách nhà nước;
+ Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải loại trừ các trường hợp đã được bên đề nghị thanh toán khi thực hiện nhiệm vụ đặc biệt;
+ Hồ sơ thanh, quyết toán, gồm: Văn bản yêu cầu hoặc đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này; phương án tổ chức thực hiện nhiệm vụ đặc biệt và dự trù kinh phí thực hiện của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt; báo cáo quyết toán chi phí thực hiện do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt lập.
Về quy trình, hồ sơ thanh quyết toán, thủ tục hỗ trợ giá thực hiện nhiệm vụ vận tải đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chi tiết, cụ thể quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư 49/2019/TT-BGTVT như sau:
* Hồ sơ thanh quyết toán chi phí hỗ trợ giá cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt trong trường hợp thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt
- Văn bản yêu cầu hoặc đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật Đường sắt 2017;
- Phương án tổ chức thực hiện nhiệm vụ đặc biệt và dự trù kinh phí thực hiện của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
- Báo cáo quyết toán chi phí thực hiện do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt lập.
- Thuyết minh hồ sơ quyết toán;
- Biểu tổng hợp quyết toán hỗ trợ giá theo từng nhiệm vụ;
- Biểu tổng hợp quyết toán doanh thu theo từng nhiệm vụ;
- Biểu tổng hợp quyết toán chi phí theo từng nhiệm vụ;
- Bản sao các chứng từ, tài liệu liên quan.
Trong hồ sơ quyết toán, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải loại trừ các trường hợp đã được bên đề nghị thanh toán khi thực hiện nhiệm vụ đặc biệt theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 46 Nghị định 65/2018/NĐ-CP.
* Quy trình thanh quyết toán chi phí thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt
- Trong thời gian 90 ngày sau khi thực hiện xong nhiệm vụ đặc biệt, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt nộp 01 bộ hồ sơ thanh quyết toán chi phí thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt theo quy định tại Điều 3 Thông tư này gửi về Cục Đường sắt Việt Nam.
Hồ sơ gửi về Cục Đường sắt Việt Nam bằng hình thức gửi trực tiếp qua đường công văn hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.
Trường hợp hồ sơ thanh quyết toán chi phí thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt chưa đủ theo quy định thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Đường sắt Việt Nam có văn bản yêu cầu đơn vị bổ sung hồ sơ theo quy định.
- Cục Đường sắt Việt Nam tổ chức kiểm tra xét duyệt quyết toán chi phí thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt và báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả xét duyệt trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 46 Nghị định số 65/2018/NĐ-CP, thẩm định báo cáo quyết toán chi phí thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt và có văn bản gửi Bộ Tài chính để làm cơ sở quyết toán với ngân sách nhà nước.
- Việc bố trí nguồn vốn ngân sách và thanh toán chi phí hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ đặc biệt cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
Như vậy, kinh doanh đường sắt bao gồm kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, kinh doanh vận tải đường sắt, kinh doanh đường sắt đô thị. Trong đó, đối tượng được nhận hỗ trợ trong việc thực hiện phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội là doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt nếu thuộc vào trường hợp được nhận hỗ trợ. Theo đó, doanh nghiệp được nhận hỗ trợ thực hiện quy trình, thủ tục hỗ trợ theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong giao dịch chuyển tiền điện tử, người thụ hưởng có thể đồng thời là người khởi tạo hay không?
- Trường hợp kê biên tài sản của người phải thi hành án dân sự là tài sản thế chấp thì xử lý thế nào?
- Mức trần tiền ký quỹ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao nhiêu? Người lao động có được trả lãi khi nộp tiền ký quỹ?
- Trong gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn không qua mạng theo phương thức một giai đoạn, nhà thầu xếp hạng thứ mấy thì được mời đến thương thảo hợp đồng?
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đúng không? Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân?