Mức trần tiền ký quỹ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao nhiêu? Người lao động có được trả lãi khi nộp tiền ký quỹ?
- Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có phải nộp tiền ký quỹ không?
- Mức trần tiền ký quỹ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao nhiêu?
- Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có được trả lãi khi nộp tiền ký quỹ không?
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có phải nộp tiền ký quỹ không?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
..
2. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuẩn thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
b) Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động; đoàn kết với người lao động tại nước tiếp nhận lao động;
c) Hoàn thành khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
d) Nộp tiền dịch vụ, thực hiện ký quỹ theo quy định của Luật này;
đ) Làm việc đúng nơi quy định; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân thủ sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;
e) Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
g) Về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của Luật Cư trú trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh;
...
Như vậy, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có nghĩa vụ nộp tiền ký quỹ tại ngân hàng theo thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ.
Mức trần tiền ký quỹ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao nhiêu? (hình từ internet)
Mức trần tiền ký quỹ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định mức trần tiền ký quỹ của người lao động, cụ thể như sau:
Mức trần tiền ký quỹ của người lao động
Doanh nghiệp dịch vụ và người lao động thỏa thuận về ngân hàng nhận ký quỹ, việc ký quỹ, trong đó tiền ký quỹ không vượt quá mức trần quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và phải được ghi rõ trong Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Theo đó, doanh nghiệp dịch vụ và người lao động phải thỏa thuận về ngân hàng nhận ký quỹ, việc ký quỹ, trong đó tiền ký quỹ không vượt quá mức trần.
Cụ thể, dẫn chiếu đến Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 112/2021/NĐ-CP thì mức trần tiền ký quỹ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là:
THỊ TRƯỜNG | NGÀNH, NGHỀ | MỨC TRẦN TIỀN KÝ QUỸ (bằng tiền VNĐ) |
Đài Loan (Trung Quốc) | - Thuyền viên tàu cá xa bờ và tàu vận tải - Các ngành, nghề khác | - Không ký quỹ - 12.000.000 đồng |
Hàn Quốc | - Thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải - Các ngành, nghề khác | - Không ký quỹ - 36.000.000 đồng |
Nhật Bản, các nước thuộc khu vực châu Mỹ, Đông Nam Á, Trung Đông | - Mọi ngành, nghề | - Không ký quỹ |
Các quốc gia và khu vực khác | - Thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải - Các ngành, nghề khác | - Không ký quỹ - Tương đương giá trị 01 lượt vé máy bay hạng phổ thông từ nơi làm việc về Việt Nam |
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có được trả lãi khi nộp tiền ký quỹ không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thực hiện ký quỹ
1. Người lao động, doanh nghiệp dịch vụ và ngân hàng nhận ký quỹ thỏa thuận ký kết hợp đồng ký quỹ để thực hiện nghĩa vụ trong Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, bao gồm các nội dung sau: tên, số căn cước công dân/hộ chiếu và địa chỉ của người lao động; tên, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của ngân hàng nhận ký quỹ; tên, mã số, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp; số tiền ký quỹ; mục đích ký quỹ; lãi suất tiền gửi ký quỹ; hình thức trả lãi tiền ký quỹ; sử dụng tiền ký quỹ; rút tiền ký quỹ; tất toán tài khoản ký quỹ; trách nhiệm của các bên liên quan và các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật.
...
Theo quy định trên, thỏa thuận ký kết hợp đồng ký quỹ để thực hiện nghĩa vụ trong Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bao gồm:
(1) Tên, số căn cước công dân/hộ chiếu và địa chỉ của người lao động;
(2) Tên, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của ngân hàng nhận ký quỹ;
(3) Tên, mã số, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp;
(4) Số tiền ký quỹ;
(5) Mục đích ký quỹ;
(6) Lãi suất tiền gửi ký quỹ; hình thức trả lãi tiền ký quỹ;
(7) Sử dụng tiền ký quỹ; rút tiền ký quỹ; tất toán tài khoản ký quỹ.
Như vậy, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được trả lãi đối với số tiền nộp ký quỹ tại ngân hàng nhận ký quỹ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng có mấy chữ số? Có được cho thuê chứng chỉ hành nghề?
- Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất trồng cây hằng năm thì thời hạn giao đất là bao lâu?
- Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng được xác định trước khi lập dự án hay khi phê duyệt dự án đầu tư?
- Ngày 5 tháng 1 là ngày gì? Ngày 5 1 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 5 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Đối tượng được thưởng công đoàn bao gồm những ai? Nguồn kinh phí chi thưởng, quyết toán tiền thưởng công đoàn?