Doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài để xuất khẩu tại chỗ cho thương nhân nước ngoài thì sử dụng mã loại hình xuất khẩu B13 hay E62?

Cho hỏi: Doanh nghiệp chế xuất của tôi nhập khẩu nguyên liệu vải có mã loại hình E31 (từ nhà cung cấp nước ngoài) để sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm may mặc (hàng được miễn thuế nhập khẩu và GTGT). Nhưng sau đó, công ty có khách hàng mới là thương nhân nước ngoài có kế hoạch muốn mua trực tiếp mặt hàng vải này (chưa qua quá trình gia công, chế biến) và yêu cầu giao cho một công ty khác ở Việt Nam (không nằm trong khu phi thuế quan, hay DNCX) dưới hình thức xuất khẩu tại chỗ. Trong trường hợp này khi DNCX mở tờ khai xuất khẩu tại chỗ bán nguyên liệu cho khách hàng, thì DNCX có thể sử dụng loại hình xuất khẩu E62 hay B13? - câu hỏi của anh Tuấn (TP. HCM)

Mã loại hình nhập khẩu E31 được quy định thế nào?

Theo STT 14 Mục II Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng ban hành kèm theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định về mã loại hình nhập khẩu E31 như sau:

Mã loại hình E31: Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu.

Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu từ các nguồn:

- Từ nước ngoài;

- Từ khu phi thuế quan, DNCX;

- Nhập tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.

Doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài để xuất khẩu tại chỗ cho thương nhân nước ngoài thì sử dụng mã loại hình xuất khẩu B13 hay E62?

mã loại hình xuất khẩu

Mã loại hình xuất khẩu (Hình từ internet)

Theo STT 3 Mục I Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng ban hành kèm theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định về mã loại hình xuất khẩu B13 như sau:

Mã loại hình B13: Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu

Sử dụng trong trường hợp:

- Xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu (chưa qua quá trình gia công, chế biến) ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài;

- Hàng hóa thanh lý của doanh nghiệp chế xuất và máy móc, thiết bị được miễn thuế thanh lý theo hình thức bán ra nước ngoài hoặc bán vào DNCX;

- Xuất khẩu nguyên liệu, vật tư dư thừa của hoạt động gia công, SXXK, chế xuất ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài

Theo STT 7 Mục I Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng ban hành kèm theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định về mã loại hình xuất khẩu B13 như sau:

Mã loại hình E62: Xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu

Sử dụng trong trường hợp:

- Xuất sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu nhập khẩu ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan (bao gồm trường hợp xuất cho thương nhân nước ngoài và được chỉ định giao hàng tại Việt Nam)

- Xuất khẩu suất ăn cho tàu bay của hãng hàng không Việt Nam

Căn cứ trường hợp doanh nghiệp chế xuất (DNCX) nhập khẩu nguyên liệu (vải) có mã loại hình E31 (từ nhà cung cấp nước ngoài) để sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm may mặc (hàng được miễn thuế nhập khẩu và GTGT). Nhưng sau đó, DNCX có khách hàng mới là thương nhân nước ngoài có kế hoạch muốn mua trực tiếp mặt hàng vải này (chưa qua quá trình gia công, chế biến) và yêu cầu giao cho một công ty khác ở Việt Nam (không nằm trong khu phi thuế quan, hay DNCX) dưới hình thức xuất khẩu tại chỗ.

Như vậy, trường hợp này doanh nghiệp chế xuất của bạn có thể sử dụng mã loại hình xuất khẩu B13.

Nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì doanh nghiệp chế xuất có phải khai tờ khai hải quan mới hay không?

Theo điểm b khoản 1 Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về việc khai hải quan của doanh nghiệp chế xuất như sau:

Khai hải quan
1. Nguyên tắc khai hải quan
...
b) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình khác nhau thì phải khai trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khác nhau theo từng loại hình tương ứng;
...

Bên cạnh đó theo khoản 1 Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định như sau:

Khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa
1. Nguyên tắc thực hiện
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng thực hiện đúng quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP;
b) Việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới;
c) Hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, khi chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng cũng phải được cơ quan cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đồng ý bằng văn bản đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật phải có giấy phép khi thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa;
d) Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.
...

Theo khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP) quy định như sau:

Khai hải quan
5. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối theo hạn ngạch thuế quan và đã được giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế; áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập - tái xuất đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.

Như vậy, trường hợp hàng hóa là nguyên liệu (vải) nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì doanh nghiệp chế xuất phải thực hiện khai tờ khai hải quan mới.

Doanh nghiệp chế xuất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hồ sơ hải quan đối với doanh nghiệp nội địa đi thuê, mượn thiết bị, máy móc, khuôn mẫu từ doanh nghiệp chế xuất gồm những gì?
Pháp luật
Cung cấp suất ăn công nghiệp cho doanh nghiệp chế xuất sẽ áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng bao nhiêu phần trăm?
Pháp luật
Hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất? DNCX có được thực hiện hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động chế xuất?
Pháp luật
Máy móc mượn nhập khẩu vào doanh nghiệp chế xuất, trong thời gian mượn bị hỏng thì xử lý như thế nào?
Mong
Thương nhân nước ngoài bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất thì có chịu thuế nhà thầu hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp chế xuất có cần làm thủ tục hải quan không? Doanh nghiệp nội địa bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất có được tính thuế VAT là 0% không?
Pháp luật
Hiểu về doanh nghiệp chế xuất theo quy định pháp luật mới nhất? Doanh nghiệp chế xuất không bắt buộc phải làm thủ tục hải quan trong trường hợp nào?
Pháp luật
Xuất hóa đơn gia công cho doanh nghiệp chế xuất thì có được sử dụng ngoại tệ không? Nếu được thì phải thể hiện như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp chế xuất thanh lý tài sản cố định sử dụng loại hóa đơn nào? Hình thức thanh lý hàng hóa nhập khẩu?
Pháp luật
Phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất được xử lý thế nào? Quy định về tiêu hủy phế liệu, phế phẩm?
Pháp luật
Doanh nghiệp chế xuất có được thuê mặt bằng ngoài khu công nghiệp không? Những ai được ra vào doanh nghiệp chế xuất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp chế xuất
17,281 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp chế xuất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp chế xuất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào