Điều kiện thành lập trung tâm giáo dục chất lượng cao được quy định như thế nào? Trình tự, thủ tục thành lập trung tâm giáo dục chất lượng cao gồm những gì?
Trung tâm giáo dục chất lượng cao
Điều kiện thành lập trường đại học công lập, cho phép thành lập trường đại học tư thục cần thực hiện những gì?
Về nội dung anh yêu cầu hỗ trợ, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin có ý kiến phản hồi anh như sau:
Hiện nay không có quy định nào điều chỉnh riêng biệt về việc "đào tạo chương trình định hướng ứng dụng hoặc trung tâm tiên tiến chương trình chất lượng cao theo bậc đại học, dành cho ngành tương đối đặc thù, ngành đào tạo chất lượng cao".
Nếu anh muốn thành lập "trung tâm đào tạo" với nội dung như trên thì chỉ có 2 hình thức: trường đại học hoặc trường dạy nghề.
Thủ tục và điều kiện thành lập tại Điều 22 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 có quy định như sau:
"Điều 22. Điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học
1. Cơ sở giáo dục đại học được thành lập hoặc cho phép thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có dự án thành lập phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học đã được phê duyệt;
b) Có chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của cơ sở giáo dục đại học về việc thành lập cơ sở giáo dục đại học và xác nhận về quyền sử dụng đất;
c) Có xác nhận về khả năng tài chính đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục đại học của cơ quan có thẩm quyền;
d) Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài còn phải đáp ứng điều kiện khác theo quy định của Luật đầu tư.
2. Sau thời hạn 04 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, nếu cơ sở giáo dục đại học không được cho phép hoạt động đào tạo thì quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hết hiệu lực."
Chi tiết hướng dẫn xem từ Điều 87 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 33 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP về điều kiện thành lập trường đại học công lập, cho phép thành lập trường đại học tư thục:
- Có đề án thành lập trường đại học phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới các trường đại học được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung đề án thành lập trường cần nêu rõ: Tên gọi; ngành, nghề, quy mô đào tạo; mục tiêu, nội dung, chương trình; nguồn lực tài chính; đất đai; cơ sở vật chất; giảng viên và cán bộ quản lý; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý; kế hoạch xây dựng và phát triển trường trong từng giai đoạn; thời hạn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội. Đối với trường đại học công lập, khi thành lập phải cam kết hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định. Đối với trường đại học tư thục, khuyến khích thành lập trường hoạt động không vì lợi nhuận.
- Có văn bản chấp thuận về việc thành lập trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính (trừ trường hợp trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
- Có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính tối thiểu là 05 ha và đạt bình quân tối thiểu là 25 m2/sinh viên tại thời điểm trường có quy mô đào tạo ổn định sau 10 năm phát triển.
- Đối với trường công lập phải có dự án đầu tư xây dựng trường được cơ quan chủ quản phê duyệt, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch và đối với trường tư thục phải có vốn đầu tư với mức tối thiểu là 1000 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường); vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản; đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập trường đại học tư thục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng.
- Có dự kiến cụ thể về số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với lộ trình để mở mã ngành và tuyển sinh đào tạo trong đề án thành lập trường.
Điều kiện thành lập, cho phép thành lập trường dạy nghề là gì?
Theo Điều 18 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 về thành lập, sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:
"Điều 18. Thành lập, sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập hoặc cho phép thành lập khi có đề án thành lập đáp ứng các điều kiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương và phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được phê duyệt.
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật về đầu tư.
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật phải bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và các điều kiện sau đây:
a) Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, giáo trình, phương pháp và thời gian đào tạo phù hợp với người khuyết tật. Các công trình xây dựng phục vụ cho người khuyết tật học tập phải bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng;
b) Có đội ngũ nhà giáo có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy cho người khuyết tật.
4. Việc sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
b) Bảo đảm quyền lợi của nhà giáo, viên chức, người lao động và người học; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp.
5. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định cụ thể điều kiện, yêu cầu đối với việc thành lập, sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
6. Thẩm quyền thành lập, sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục và trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc cơ quan, tổ chức mình;
c) Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quyết định thành lập trường cao đẳng công lập; cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài;
d) Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập thì có quyền sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
7. Thủ tục thành lập, sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng công lập, tư thục do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định.
Thủ tục thành lập, sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ."
Chi tiết hướng dẫn bởi các Điều 3, Điều 7, Điều 8 Nghị định 143/2016/NĐ-CP và Nghị định 24/2022/NĐ-CP; Nghị định 140/2018/NĐ-CP về điều kiện, thẩm quyền, trình tự và thủ tục thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trường dạy nghề).
Lưu ý: loại hình trường tư thục sẽ hoạt động dưới hình thức của Doanh nghiệp và đáp ứng các điều kiện theo quy định nêu trên.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân gồm những gì?
Anh có thể xem thủ tục và hồ sơ thành lập các loại hình doanh nghiệp từ Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:
Điều 21. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Biểu mẫu lấy tại Phụ lục Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
- Nghị định 24/2022/NĐ-CP
- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT
- Nghị định 140/2018/NĐ-CP
- khoản 16 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018
- Điều 87 Nghị định 46/2017/NĐ-CP
- Điều 8 Nghị định 143/2016/NĐ-CP
- khoản 33 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP
- Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP
- Điều 18 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014
- Điều 22 Luật Giáo dục đại học 2012
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn giới thiệu đồ chơi mà em thích lớp 2 hay, chọn lọc? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Người đã từng bị kết án về hành vi lấn đất nông nghiệp nay lại tiếp tục vi phạm thì bị xử lý thế nào?
- Mẫu bài thu hoạch tham quan Bảo tàng chứng tích chiến tranh? Thân nhân liệt sĩ thuộc đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng là ai?
- Giải thể trường mầm non từ ngày 20/11/2024 được thực hiện như thế nào theo Nghị định 125/2024?
- https //baocaovien vn thi trực tuyến tuần 2 Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành 2024?