Người đã từng bị kết án về hành vi lấn đất nông nghiệp nay lại tiếp tục vi phạm thì bị xử lý thế nào?
Từng bị kết án về hành vi lấn đất nông nghiệp nay lại vi phạm thì bị xử lý thế nào?
Theo khoản 1 Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai, theo đó người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Theo như quy định này thì đối với trường hợp từng bị kết án về hành vi lấn đất nông nghiệp nay lại tái phạm thì có thể bị xử lý theo hai hướng sau:
(1) Nếu người vi phạm này chưa được xóa án tích về hành vi phạm tội đã bị kết án trước đó, mà theo khoản 1 Điều 53 Bộ luật Hình sự 2015 được hiểu là tái phạm thì sẽ tiếp tục bị xử lý hình sự về tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai.
Người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp như có tổ chức, phạm tội 02 lần trở lên, … thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
(2) Nếu người vi phạm này đã được xóa án tích rồi thì coi như đây là vi phạm lần đầu và sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 13 Nghị định 123/2024/NĐ-CP về hành vi lấn đất hoặc chiếm đất.
Người đã từng bị kết án về hành vi lấn đất nông nghiệp nay lại tiếp tục vi phạm thì bị xử lý thế nào? (Hình từ Internet)
Bị kết án về hành vi lấn đất nông nghiệp thì thời gian xóa án tích là bao lâu nếu bị phạt tù?
Người bị kết án về tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai theo Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích theo Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015.
Như có đề cập ở trên thì hành vi phạm tội này có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm.
Theo khoản 2 Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
- 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
- 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
- 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
- 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Như vậy, để xem xét thời gian đương nhiên xóa án tích thì phải xem mức án cụ thể là gì. Trường hợp bị kết án về hành vi lấn đất nông nghiệp theo Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 thì thời gian xóa án tích cũng phải căn cứ vào mức án mà Tòa án đã tuyên.
Trường hợp bị phạt tù thì căn cứ vào mức phạt tù cụ thể là bao nhiêu năm, đối với tội này thì mức phạt tù cao nhất là 07 thì thì gian đương nhiên xóa án tích tương ứng là 3 năm. Trường hợp cụ thể thì đối chiếu theo các trường hợp đã nêu ở trên.
Lấn đất nông nghiệp là đất trồng lúa thuộc địa giới hành chính của xã thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Nghị định 123/2024/NĐ-CP có quy định hành vi lấn đất hoặc chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này mà thuộc địa giới hành chính của xã thì hình thức và mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích dưới 0,02 héc ta;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với diện tích từ 01 héc ta trở lên.
Theo đó, hành vi lấn đất nông nghiệp là đất trồng lúa thuộc địa giới hành chính của xã nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì bị phạt tiền từ 5 triệu đến 200 triệu đồng tùy diện tích đất lấn là bao nhiêu.
Lưu ý, mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân, nếu tổ chức vi phạm, mức phạt tiền sẽ gấp đôi (theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2024/NĐ-CP).
Đồng thời, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (bao gồm cả việc khôi phục lại ranh giới và mốc giới thửa đất), trừ trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thuộc trường hợp được tạm thời sử dụng đất cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.
Xem thêm:
>> Xây nhà lấn đất trồng cây của người khác có bị phạt không? Lấn đất bị xử phạt như thế nào?
>> Hành vi lấn đất, chiếm đất có thể bị phạt hành chính đến 1 tỷ đồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả giải quyết tố cáo đảng viên của tổ kiểm tra do chi bộ thành lập? Tải mẫu tại đâu?
- Trực tiếp lượt về Việt Nam Singapore 28 12 AFF Cup 2024? Trực tiếp bóng đá Việt Nam Singapore 28 12? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?
- Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng là gì? Giải thưởng được làm căn cứ để xem xét ưu tiên cho nhà thầu là giải thưởng nào?
- Định mức dự toán áp dụng, tham khảo để lập dự toán xây dựng có phải là căn cứ để xác định giá xây dựng công trình?
- Tải mẫu đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự mới nhất hiện nay? Có được khởi tố vụ án khi đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự?