Điều kiện đầu tư vào Khu công nghệ cao tại Quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh được pháp luật quy định như thế nào?
Khu công nghệ cao được pháp luật quy định như thế nào?
Tại Điều 31 Luật Công nghệ cao 2008 quy định khu công nghệ cao như sau:
- Khu công nghệ cao là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
- Khu công nghệ cao có các nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao;
b) Liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất sản phẩm công nghệ cao;
c) Đào tạo nhân lực công nghệ cao;
d) Tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm công nghệ cao từ kết quả nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao;
đ) Thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động công nghệ cao.
- Điều kiện thành lập khu công nghệ cao được quy định như sau:
a) Phù hợp với chính sách của Nhà nước về phát triển công nghệ cao, công nghiệp công nghệ cao và nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Có quy mô diện tích thích hợp, địa điểm thuận lợi về giao thông và liên kết với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo có trình độ cao;
c) Hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ thuận lợi đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất thử nghiệm sản phẩm công nghệ cao; cung ứng dịch vụ công nghệ cao;
d) Có nhân lực và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp.
- Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động của khu công nghệ cao.
Khu công nghệ cao
Điều kiện đầu tư vào Khu công nghệ cao tại Quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh được pháp luật quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 5 Quy chế khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP thì các lĩnh vực đầu tư vào khu Công nghệ cao là:
“Điều 5. Các lĩnh vực đầu tư và các lĩnh vực công nghệ cao khuyến khích đầu tư
1. Các lĩnh vực đầu tư:
a) Xây dựng và kinh doanh các công trình hạ tầng kỹ thuật.
b) Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm công nghệ cao.
c) Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo nhân lực công nghệ cao.
d) Ươm tạo công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao và xúc tiến thương mại công nghệ cao.
đ) Cung cấp các dịch vụ.
2. Các lĩnh vực công nghệ cao được khuyến khích đầu tư:
a) Công nghệ thông tin, truyền thông và công nghệ phần mềm tin học.
b) Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thuỷ sản và y tế.
c) Công nghệ vi điện tử, cơ khí chính xác, cơ - điện tử, quang - điện tử và tự động hoá.
d) Công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano.
đ) Công nghệ môi trường, công nghệ năng lượng mới.
e) Một số công nghệ đặc biệt khác.
3. Căn cứ vào các lĩnh vực công nghệ cao quy định tại khoản 2 Điều này, Ban Quản lý Khu công nghệ cao công bố danh mục các dự án cụ thể được khuyến khích đầu tư vào Khu công nghệ cao thuộc các lĩnh vực: sản xuất sản phẩm công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao và nghiên cứu - phát triển công nghệ cao.”
Thẩm quyền và thủ tục đầu tư vào Khu công nghệ cao theo quy định pháp luật
Về thẩm quyền và thủ tục được quy định tại Điều 6 Quy chế khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP cụ thể:
- Ban Quản lý Khu công nghệ cao hướng dẫn nhà đầu tư về thủ tục đầu tư vào Khu công nghệ cao; tiếp nhận hồ sơ, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư được uỷ quyền; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư không được ủy quyền.
- Đối với các dự án đầu tư được ủy quyền, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý Khu công nghệ cao phải xem xét, quyết định và thông báo cho nhà đầu tư việc cấp hay từ chối cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Trường hợp từ chối, Ban Quản lý Khu công nghệ cao phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Đối với các dự án đầu tư không được ủy quyền, Ban Quản lý Khu công nghệ cao có trách nhiệm làm đầu mối giúp các nhà đầu tư giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư theo nguyên tắc một cửa, tại chỗ.
- Dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao được lập theo quy định của pháp luật, có giải trình rõ việc đáp ứng những điều kiện được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Các ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài được xem xét đồng thời trong quá trình thẩm định cấp Giấy phép đầu tư và được quy định trong Giấy phép đầu tư. Các ưu đãi đối với dự án đầu tư trong nước được quy định trong Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư.”
Theo đó, tùy vào từng khu Công nghệ cao mà có các dự án được khuyến khích đầu tư, về các vấn đề thủ tục thì được hướng dẫn bởi Ban Quản lý Khu công nghệ cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?