Bộ máy giúp việc Ban quản lý có cơ cấu tổ chức thế nào? Điều kiện thành lập bộ máy giúp việc Ban quản lý khu công nghệ cao là gì?
Bộ máy giúp việc Ban quản lý khu công nghệ cao có cơ cấu tổ chức thế nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 48 Nghị định 10/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế của Ban quản lý khu công nghệ cao
1. Ban quản lý khu công nghệ cao có Trưởng ban và không quá 03 Phó Trưởng ban.
Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban.
2. Trưởng ban Ban quản lý khu công nghệ cao có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ban quản lý khu công nghệ cao, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về hoạt động của khu công nghệ cao.
3. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu công nghệ cao gồm: bộ máy giúp việc (Văn phòng, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ); các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thực hiện nhiệm vụ công ích, công cộng, dịch vụ hỗ trợ đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ triển khai hoạt động công nghệ cao và các tổ chức khác phù hợp với tình hình phát triển khu công nghệ cao, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý khu công nghệ cao và quy định của pháp luật.
...
Theo đó, bộ máy giúp việc Ban quản lý khu công nghệ cao bao gồm:
- Văn phòng;
- Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ.
Bộ máy giúp việc Ban quản lý có cơ cấu tổ chức thế nào? Điều kiện thành lập bộ máy giúp việc Ban quản lý khu công nghệ cao là gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện thành lập bộ máy giúp việc Ban quản lý khu công nghệ cao là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 48 Nghị định 10/2024/NĐ-CP thì việc thành lập bộ máy giúp việc Ban quản lý khu công nghệ cao phải bảo đảm phù hợp với các điều kiện, tiêu chí sau đây:
(1) Tổ chức phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; các ngành, lĩnh vực công tác do phòng phụ trách phải có quy trình quản lý hoặc đối tượng quản lý rõ ràng, phù hợp với nhiệm vụ quyền hạn của Ban quản lý khu công nghệ cao;
(2) Khối lượng công việc yêu cầu bố trí:
- Tối thiểu từ 07 biên chế công chức đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;
- Tối thiểu 06 biên chế công chức đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của cấp tỉnh loại I;
- Tối thiểu 05 biên chế công chức đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của cấp tỉnh loại II và loại III;
(3) Được bố trí 01 Phó Trưởng phòng đối với:
- Phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dưới 10 biên chế công chức
- Phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của cấp tỉnh loại I có dưới 09 biên chế công chức
- Phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của cấp tỉnh loại II và loại III có dưới 08 biên chế công chức;
(4) Được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng đối với:
- Phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có từ 10 đến 14 biên chế công chức
- Phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của cấp tỉnh loại I có từ 09 đến 14 biên chế công chức
- Phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của cấp tỉnh loại II và loại III có từ 08 đến 14 biên chế công chức;
(5) Số lượng cấp phó của Văn phòng Ban quản lý khu công nghệ cao thực hiện như đối với phòng chuyên môn, nghiệp vụ.
Nhiệm vụ quyền hạn của Ban quản lý khu công nghệ cao trong quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch và xây dựng là gì?
Nhiệm vụ quyền hạn của Ban quản lý khu công nghệ cao trong quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch và xây dựng được quy định tại khoản 6 Điều 47 Nghị định 10/2024/NĐ-CP như sau:
(1) Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu xây dựng các phân khu chức năng đối với khu công nghệ cao có quy mô diện tích trên 500 héc ta đã có quy hoạch chung xây dựng được phê duyệt;
Quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu xây dựng; thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng theo phân cấp, ủy quyền;
(2) Thực hiện và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng theo thẩm quyền được giao, phân cấp, ủy quyền:
- Công bố công khai, cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng;
- Cắm mốc giới ngoài thực địa, giới thiệu địa điểm;
- Chấp thuận tổng mặt bằng, phương án kiến trúc; cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép xây dựng.
Thực hiện chức năng của cơ quan chuyên môn về xây dựng trong việc thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và dự toán xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng;
Quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng trong khu công nghệ cao và các nhiệm vụ khác để đảm bảo hoạt động xây dựng trong khu công nghệ cao tuân thủ quy hoạch xây dựng đã phê duyệt và các quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu hay, ý nghĩa? Đặc điểm môn Ngữ Văn là gì?
- Điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có thuộc trường hợp được cấp mới chứng chỉ không?
- Điểm bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 tại Bà Rịa Vũng Tàu? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bà Rịa Vũng Tàu ra sao?
- Ngân hàng thương mại có được nhận ủy thác trong hoạt động ngân hàng không? Được thực hiện những hoạt động kinh doanh nào?
- Đánh giá an toàn kết cấu công trình là gì? Việc đánh giá an toàn kết cấu công trình phải áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn nào?