Đánh giá an toàn kết cấu công trình là gì? Việc đánh giá an toàn kết cấu công trình phải áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn nào?
Đánh giá an toàn kết cấu công trình là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Quy trình đánh giá an toàn công trình trong quá trình khai thác, sử dụng ban hành kèm theo Thông tư 14/2024/TT-BXD quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong quy trình này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đánh giá an toàn kết cấu công trình là việc tổ chức đánh giá an toàn công trình (sau đây gọi là tổ chức đánh giá) thực hiện kiểm tra, đánh giá khả năng làm việc (khả năng chịu lực và điều kiện sử dụng bình thường) của các kết cấu chịu lực và các bộ phận công trình có nguy cơ gây mất an toàn.
2. Đánh giá cấp độ 1 là việc tổ chức đánh giá dùng phương pháp kiểm tra trực quan để thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ an toàn kết cấu công trình.
3. Đánh giá cấp độ 2 là việc tổ chức đánh giá dùng các phương pháp phân tích, kiểm tra kết cấu để đánh giá an toàn kết cấu công trình căn cứ vào hồ sơ thiết kế xây dựng, bản vẽ hoàn công và các số liệu khảo sát hiện trạng công trình.
Theo đó, đánh giá an toàn kết cấu công trình được hiểu là việc tổ chức đánh giá an toàn công trình thực hiện kiểm tra, đánh giá khả năng làm việc (khả năng chịu lực và điều kiện sử dụng bình thường) của các kết cấu chịu lực và các bộ phận công trình có nguy cơ gây mất an toàn.
Đánh giá an toàn kết cấu công trình là gì? Việc đánh giá an toàn kết cấu công trình phải áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)
Bảng tổng hợp kết quả tính toán thể hiện tiêu chí đánh giá an toàn kết cấu công trình gồm nội dung gì?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 39 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định:
Nội dung thiết kế kỹ thuật
1. Thiết kế kỹ thuật phải bảo đảm các nội dung theo quy định tại Điều 80 của Luật Xây dựng năm 2014, thể hiện các giải pháp, thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, phù hợp với thiết kế cơ sở được phê duyệt. Thiết kế kỹ thuật bao gồm thuyết minh, các bản vẽ, chỉ dẫn kỹ thuật và hướng dẫn bảo trì.
2. Nội dung về thuyết minh tính toán kết cấu công trình và nền (nếu có) được quy định như sau:
a) Danh mục quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, loại, cấp công trình sử dụng trong việc tính toán;
b) Tải trọng và tác động, kết quả tính toán chi tiết, đầy đủ các cấu kiện chịu lực, bộ phận của công trình và bảng tính kèm theo;
c) Bảng tổng hợp kết quả tính toán thể hiện tiêu chí đánh giá an toàn kết cấu công trình gồm: ổn định (nếu có), chuyển vị, biến dạng giới hạn của nền móng; khả năng chịu lực, biến dạng, ổn định cục bộ (nếu có) của các cấu kiện chịu lực; một số tiêu chí khác trong trường hợp cần thiết và có đối chiếu, so sánh với các thông số nêu tại quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng làm cơ sở để nhà thầu tư vấn thẩm tra xem xét, kiểm tính và kết luận về an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng.
...
Như vậy, bảng tổng hợp kết quả tính toán thể hiện tiêu chí đánh giá an toàn kết cấu công trình gồm các nội dung sau:
- Ổn định (nếu có), chuyển vị, biến dạng giới hạn của nền móng;
- Khả năng chịu lực, biến dạng, ổn định cục bộ (nếu có) của các cấu kiện chịu lực;
- Một số tiêu chí khác trong trường hợp cần thiết và có đối chiếu, so sánh với các thông số nêu tại quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng làm cơ sở để nhà thầu tư vấn thẩm tra xem xét, kiểm tính và kết luận về an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng.
Việc đánh giá an toàn kết cấu công trình phải áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo Điều 5 Quy trình đánh giá an toàn công trình trong quá trình khai thác, sử dụng ban hành kèm theo Thông tư 14/2024/TT-BXD quy định:
Quy định chung
1. Việc đánh giá an toàn kết cấu công trình phải áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn đang có hiệu lực ở thời điểm đánh giá, sử dụng số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng tại Việt Nam.
2. Hồ sơ, tài liệu được sử dụng trong đánh giá an toàn công trình phải đảm bảo tính pháp lý theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức đánh giá phải thu thập đủ thông tin cần thiết để thực hiện đánh giá an toàn công trình theo quy định tại quy trình này.
4. Việc sửa chữa, gia cường kết cấu công trình phát sinh (nếu có) trong quá trình kiểm tra, đánh giá an toàn công trình phải tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng.
5. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật viện dẫn tại quy trình này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng quy định tại văn bản quy phạm pháp luật mới nhất.
Như vậy, việc đánh giá an toàn kết cấu công trình phải phải áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn đang có hiệu lực ở thời điểm đánh giá, sử dụng số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng tại Việt Nam.
Thông tư 14/2024/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 19/02/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức viên chức của Kiểm toán nhà nước tham gia học các chương trình bồi dưỡng kiến thức theo yêu cầu vị trí việc làm thì thời hạn học bao lâu?
- Mức hỗ trợ chi phí nghiên cứu và phát triển từ Quỹ Hỗ trợ đầu tư là bao nhiêu? Có các khoản chi phí nào?
- Mẫu lời chúc Tết 2025 cho tất cả mọi người hay và ý nghĩa nhất? Tết Âm lịch 2025 được nghỉ mấy ngày?
- Việc thành lập mới phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng điều kiện gì theo Nghị định 125?
- Điều tra, thu thập, tài liệu liên quan đến lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia bao gồm những gì?