Đề xuất hoàn thiện quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo tại Nghị định 107/2018/NĐ-CP như thế nào?
Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.
TẢI VỀ Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo
Trước đây, ngày 15/08/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo
Tình hình thực hiện Nghị định của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo như thế nào?
Căn cứ Dự thảo Báo cáo Đánh giá tác động của chính sách của Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 107/2018/NĐ-CP TẢI VỀ cho hay:
Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị định 107/2018/NĐ-CP đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.
Từ năm 2019 đến nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì ở mức tốt, nhiều thời điểm trong tháng, giá gạo xuất khẩu 5% tấm đứng đầu thế giới, cao hơn giá gạo cùng chủng loại của Thái Lan và Ấn Độ (Giá gạo 5% tấm của Việt Nam tính đến ngày 22 tháng 4 năm 2023 dao động khoảng 483-487 USD/tấn, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2022).
Gạo Việt Nam đã được xuất khẩu đến 156 quốc gia và vùng lãnh thổ, cơ cấu thị trường ngày càng đa dạng, cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm chất lượng, giá trị gia tăng cao, thâm nhập được vào nhiều thị trường gạo cao cấp, ngoài ra, sản phẩm gạo hữu cơ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng đã từng bước thâm nhập vào các thị trường.
Đề xuất hoàn thiện quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo tại Nghị định 107/2018/NĐ-CP như thế nào? (Hình internet)
Hạn chế và giải pháp hoàn thiện quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo thực hiện như thế nào?
Bên cạnh những kết quả tích cực, trong quá trình thực thi Nghị định 107/2018/NĐ-CP cũng đã bộc lộ một số vấn đề cần được xem xét, sửa đổi như:
- Chưa có chế tài đủ mạnh mang tính răn đe để áp dụng đối với các hành vi vi phạm chế độ báo cáo:
+ Theo Bộ Công Thương, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 24 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định, thương nhân thực hiện báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm về tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo, tình hình thực tế tồn kho của thương nhân.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều thương nhân kinh doanh xuất khẩu chưa thực hiện nghiêm túc trách nhiệm báo cáo theo quy định như: không báo cáo, báo cáo không đầy đủ nội dung theo quy định, có báo cáo nhưng không thường xuyên, v.v. Việc này đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác điều hành xuất khẩu gạo.
- Về chương trình xúc tiến thương mại theo cơ chế đặc thù đối với mặt hàng gạo: Tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định 107/2018/NĐ-CP đã giao Bộ Công Thương xây dựng cơ chế xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo theo cơ chế đặc thù. Tuy nhiên, từ năm 2019 - nay, triển khai thực hiện chương trình xúc tiến thương mại đặc thù đối với mặt hàng gạo chưa được triển khai thực hiện mà chỉ thực hiện theo chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại.
- Một số trường hợp cấp bách như giãn tiến độ xuất khẩu gạo năm 2020, sự phối hợp giữa các Bộ, ngành có thời điểm chưa thực sự tốt.
Giải pháp, cơ sở ban hành đề xuất:
Để chấn chỉnh việc nghiêm túc thực hiện theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP, Bộ Công Thương đã nhiều lần có văn bản đôn đốc, nhắc nhở các thương nhân thông qua các hình thức:
- Văn bản nhắc nhở trực tiếp thương nhân không thực hiện;
- Văn bản đề nghị Sở Công Thương địa phương nơi thương nhân có trụ sở chính hoặc kho và cơ sở xay xát, chế biến thóc gạo đề nghị Sở Công Thương đôn đốc;
- Đề nghị trực tiếp với thương nhân đối với các thương nhân là đối tượng khi Đoàn liên ngành do Bộ Công Thương chủ trì thực hiện kiểm tra thực thi pháp luật. Hình thức áp dụng vi phạm của thương nhân được thực hiện thông qua phương thức nhắc nhở, chấn chỉnh bằng văn bản và trao đổi trực tiếp theo quy định tuy nhiên chưa có chế tài mang tính răn đe để áp dụng đối với các hành vi vi phạm về chế độ báo cáo của các thương nhân.
Đề xuất hoàn thiện quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo, trình Chính phủ trong Quý III năm 2023?
Căn cứ Điều 1 Dự thảo Nghị định sửa đổi đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 107/2018/NĐ-CP.
* Tại khoản 1 bổ sung khoản 3 Điều 3 Nghị định 107/2018/NĐ-CP như sau:
“3. Chỉ thương nhân được có quyền xuất khẩu gạo mới được nhận ủy thác xuất khẩu gạo”
*Tại khoản 2 bổ sung điểm h khoản 1 Điều 8 Nghị định 107/2018/NĐ-CP như sau:
“h) Trường hợp sau 45 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương có văn bản đôn đốc thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo mà Bộ Công Thương không nhận được báo cáo của thương nhân theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, khoản 3 Điều 24 Nghị định này.”
*Tại khoản 3 sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 20 Nghị định 107/2018/NĐ-CP như sau:
“2. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm thống kê, cập nhật gửi Bộ Công Thương theo định kỳ tháng, quý, năm hoặc đột xuất theo yêu cầu về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu gạo theo các tiêu chí : Số lượng, trị giá, chủng loại thóc, gạo, thị trường, khách hàng nhập khẩu, thương nhân xuất khẩu, cửa khẩu xuất, nhập khẩu, ngày thông quan hàng hoá, ngày hàng hoá lên tàu v.v.; số liệu về xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng
Trường hợp khi lượng gạo xuất khẩu tăng đột biến gây thiệt hại hoặc đe dọa gây ảnh hưởng đến cân đối cung cầu thóc, gạo nội địa, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm báo cáo chi tiết Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan và đề xuất biện pháp quản lý phù hợp.
*Tại khoản 4 sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 22 Nghị định 107/2018/NĐ-CP như sau:
“a) Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định triển khai thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại đặc thù đối với mặt hàng gạo ngoài chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại theo hướng đảm bảo sự tham gia của các thành phần trong chuỗi giá trị gạo.”
*Tại khoản 5 bổ sung điểm e khoản 2 Điều 22 Nghị định 107/2018/NĐ-CP như sau:
“e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành tiêu chí, phương pháp xác định sản phẩm gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng; hướng dân, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát viêc thực hiện của thương nhân, người sản xuất và các tổ chức, cá nhân liên quan.”
*Tại khoản 6 bãi bỏ khoản 3 Điều 22 Nghị định 107/2018/NĐ-CP
*Tại khoản 7 bổ sung điểm c khoản 4 Điều 22 Nghị định 107/2018/NĐ-CP như sau:
“c. Bố trí nguồn kinh phí riêng hàng năm cho xúc tiến thương mại đặc thù đối với mặt hàng gạo ngoài chương trình xúc tiến thương mại quốc gia trên cơ sở đề xuất của Bộ Công Thương.”
*Tại khoản 8 sửa đổi khoản 3 Điều 24 Nghị định 107/2018/NĐ-CP như sau:
“3. Định kỳ vào Thứ 5 hàng tuần báo cáo Bộ Công Thương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam về lượng thóc, gạo thực tế tồn kho của thương nhân theo từng chủng loại cụ thể, hợp đồng để tổng hợp số liệu phục vụ công tác điều hành.”.
*Tại khoản 9 bãi bỏ khoản 6 Điều 24 Nghị định 107/2018/NĐ-CP
*Tại khoản 10 sửa đổi khoản 1 Điều 27 Nghị định 107/2018/NĐ-CP như sau:
“Căn cứ quy đinh của Nghi ̣đinh này, các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành văn bản quy đinh chi tiết, hướng dân thi hành Nghị định này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản hướng dẫn việc thực hiện điểm e khoản 2 Điều 22 Nghị định này để thực hiện kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.”
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?