Mục tiêu cụ thể về tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp mang thương hiệu gạo Việt Nam vào các thị trường đến năm 2030 là bao nhiêu %?

Cho tôi hỏi, mục tiêu cụ thể về tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp mang thương hiệu gạo Việt Nam vào các thị trường đến năm 2030 là bao nhiêu phần trăm? Hiệp hội và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo cần đẩy mạnh và đổi mới công tác xúc tiến thương mại như thế nào để phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam? Câu hỏi của anh K (Đồng Tháp).

Mục tiêu cụ thể về tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp mang thương hiệu gạo Việt Nam vào các thị trường đến năm 2030 là bao nhiêu %?

Căn cứ theo tiểu mục 2 mục II Điều 1 Quyết định 583/QĐ-TTg năm 2023 có quy định phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030 như sau:

Phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030 (dưới đây viết tắt là Chiến lược) với những nội dung chủ yếu sau:
...
II. MỤC TIÊU
...
2. Mục tiêu cụ thể
c) Tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp mang thương hiệu gạo Việt Nam vào các thị trường
- Tăng tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp vào các hệ thống phân phối của các thị trường lên khoảng 60%: nâng cao hiệu quả xuất khẩu qua kênh trung gian, nhất là đối với các thị trường không thuận lợi trong vận chuyển và thanh toán.
- Phấn đấu đạt khoảng 25% gạo xuất khẩu trực tiếp mang nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Víetnam rice vào năm 2030.
d) Cơ cấu thị trường điều chỉnh phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu và xu thế diễn biến thị trường gạo thế giới
- Đến năm 2025, thị trường châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo, thị trường châu Phi chiếm khoảng 22%, thị trường Trung Đông chiếm khoảng 4%, thị trường châu Âu chiếm khoảng 3%, thị trường châu Mỹ chiếm khoảng 7%, thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 4%.
- Đến năm 2030, thị trường châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 55% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo, thị trường châu Phi chiếm khoảng 23%, thị trường Trung Đông chiếm khoảng 5%, thị trường châu Âu chiếm khoảng 5%, thị trường châu Mỹ chiếm khoảng 8%, thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 4%.

Như vậy, theo quy định nêu trên, mục tiêu cụ thể về tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp mang thương hiệu gạo Việt Nam vào các thị trường đến năm 2030 là tăng tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp vào các hệ thống phân phối của các thị trường lên khoảng 60%.

Mục tiêu cụ thể về tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp mang thương hiệu gạo Việt Nam vào các thị trường đến năm 2030 là bao nhiêu %?

Mục tiêu cụ thể về tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp mang thương hiệu gạo Việt Nam vào các thị trường đến năm 2030 là bao nhiêu %? (Hình từ Internet).

Những cơ quan nào phải báo cáo định kỳ về tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với Bộ Công thương?

Tại mục V Điều 1 Quyết định 583/QĐ-TTg năm 2023 có quy định về tổ chức thực hiện như sau:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo thực hiện nhiệm vụ được phân công tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong tổ chức thực hiện Chiến lược. Định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm báo cáo tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan gửi Bộ Công Thương tổng hợp.

Như vậy, theo quy định nêu trên các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam phải thực hiện báo cáo định kỳ về tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam vào trước ngày 15 tháng 12 hàng năm gửi Bộ Công Thương tổng hợp.

Hiệp hội và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo cần đẩy mạnh và đổi mới công tác xúc tiến thương mại như thế nào để phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam?

Theo quy định tại tiểu mục 4 mục IV Điều 1 Quyết định 583/QĐ-TTg năm 2023 có yêu cầu Hiệp hội và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đẩy mạnh và đổi mới công tác xúc tiến thương mại như sau:

- Tiếp tục triển khai hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) hỗ trợ các thương nhân kinh doanh gạo, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo Việt Nam thông qua chương trình cấp quốc gia về XTTM, chương trình thương hiệu quốc gia và các chương trình, đề án liên quan của các bộ, ngành, địa phương.

+ Tập trung hoạt động XTTM vào các thị trường trọng điểm, truyền thống và các thị trường mới, tiềm năng.

- Tiếp tục triển khai các giải pháp XTTM truyền thống hiệu quả như tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại chuyên đề, quy định đăng ký và quản lý thương hiệu trong nước cũng như sản phẩm xuất khẩu, gắn thương hiệu với các sản phẩm chế biến từ gạo...;

+ Đồng thời, kết hợp đẩy mạnh triển khai các giải pháp XTTM mới và hiện đại thông qua các hình thức trực tuyến, áp dụng nền tảng số để thích nghi với bối cảnh mới.

- Xây dựng hệ thống thông tin, dự báo về tình hình thị trường để thương nhân và người dân có thông tin định hướng cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu;

+ Tổ chức lập cơ sở dữ liệu về các biện pháp kiểm dịch, an toàn thực phẩm tại các thị trường xuất khẩu chính, công bố để các thương nhân tham khảo;

+ Đồng thời tổ chức theo dõi, cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu này để thương nhân chủ động kịp thời điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Hỗ trợ thương nhân xuất khẩu gạo:

+ Thiết lập sự hiện diện thương mại trực tiếp ở các thị trường nước ngoài;

+ Thiết lập kho chứa và hệ thống phân phối trực tiếp;

+ Thiết lập bộ phận chuyên trách về tiếp thị lúa gạo nói riêng và nông sản nói chung sang các thị trường xuất khẩu trọng điểm;

+ Thúc đẩy xuất khẩu các loại gạo chất lượng cao có giá trị gia tăng cao của Việt Nam với khối lượng nhỏ để thâm nhập các thị trường khó tính, thị trường ngách.

Gạo xuất khẩu
Xuất khẩu gạo Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Xuất khẩu gạo:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mục tiêu cụ thể về tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp mang thương hiệu gạo Việt Nam vào các thị trường đến năm 2030 là bao nhiêu %?
Pháp luật
Để đủ điều kiện xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, thương nhân có thể thuê kho chứa thóc gạo hay không?
Pháp luật
Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo cần sở hữu tối thiểu bao nhiêu kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo?
Pháp luật
Trách nhiệm tổ chức kiểm tra thực hiện pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân thuộc về cơ quan nào?
Pháp luật
Thương nhân có thể kinh doanh xuất khẩu gạo không cần phải có Giấy chứng nhận trong trường hợp nào?
Pháp luật
Ai có quyền kinh doanh xuất khẩu gạo? Trách nhiệm của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc kinh doanh xuất khẩu gạo như thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo định kỳ hàng tháng tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo mới nhất hiện nay theo quy định pháp luật như thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung là gì? Hai thương nhân được chỉ định làm đầu mối tại một thị trường có hợp đồng này thì thực hiện cơ chế nào?
Pháp luật
Thuê người môi giới để ký hợp đồng xuất khẩu gạo nhưng hợp đồng bị hủy thì có phải thanh toán chi phí phát sinh cho người môi giới?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Gạo xuất khẩu
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
187 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Gạo xuất khẩu Xuất khẩu gạo
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: