Trách nhiệm tổ chức kiểm tra thực hiện pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân thuộc về cơ quan nào?

Trách nhiệm tổ chức kiểm tra thực hiện pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân thuộc về cơ quan nào? Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải có tối thiểu bao nhiêu cơ sở xay, xát thì đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh? Câu hỏi của chị R (Quảng Bình).

Trách nhiệm tổ chức kiểm tra thực hiện pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân thuộc về cơ quan nào?

Trách nhiệm tổ chức kiểm tra thực hiện pháp luật kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân thuộc về cơ quan nào phải căn cứ quy định tại Điều 22 Nghị định 107/2018/NĐ-CP, nội dung như sau:

Trách nhiệm của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Ngoài trách nhiệm được quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật hiện hành, các Bộ, ngành: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Y tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan còn có trách nhiệm sau:
1. Bộ Công Thương
a) Xây dựng cơ chế xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo theo cơ chế đặc thù, chú trọng các thị trường trọng điểm, truyền thống và thị trường mới, thị trường tiềm năng, các chủng loại gạo xuất khẩu có giá trị gia tăng cao.
Chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu gạo theo hợp đồng tập trung, đàm phán, ký kết các bản thỏa thuận về thương mại gạo với nước ngoài hoặc vùng lãnh thổ của nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu;
b) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân và các cơ quan, tổ chức liên quan; phối hợp với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm về kinh doanh xuất khẩu gạo; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo theo thẩm quyền;
...

Theo quy định trên, trách nhiệm tổ chức kiểm tra thực hiện pháp luật kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân thuộc về Bộ Công Thương.

Trách nhiệm kiểm tra thực hiện pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo thuộc về cơ quan nào theo quy định của pháp luật?

Trách nhiệm kiểm tra thực hiện pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo thuộc về cơ quan nào theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)

Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải có tối thiểu bao nhiêu cơ sở xay, xát thì đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh?

Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải có tối thiểu bao nhiêu cơ sở xay, xát thì đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh phải Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP, nội dung như sau:

Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
1. Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
b) Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
2. Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.
Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.
...

Như vậy, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải có tối thiểu 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành và các điều kiện khác thì đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Sở Công Thương phải phối hợp với cơ quan nào tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để kiểm tra đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo?

Sở Công Thương phải phối hợp với cơ quan nào tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để kiểm tra đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cần căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 107/2018/NĐ-CP, nội dung như sau:

Kiểm tra điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
1. Thương nhân tự kê khai hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã kê khai, về các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quy định tại Điều 6 và việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân sau khi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, Sở Công Thương báo cáo Bộ Công Thương kết quả kiểm tra bằng văn bản, đề xuất biện pháp xử lý vi phạm (nếu có) và gửi kèm theo biên bản kiểm tra.
3. Theo kế hoạch định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra công tác hậu kiểm quy định tại khoản 2 Điều này và việc duy trì đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân.

Theo quy định trên, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân.

Xuất khẩu gạo Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Xuất khẩu gạo:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mục tiêu cụ thể về tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp mang thương hiệu gạo Việt Nam vào các thị trường đến năm 2030 là bao nhiêu %?
Pháp luật
Để đủ điều kiện xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, thương nhân có thể thuê kho chứa thóc gạo hay không?
Pháp luật
Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo cần sở hữu tối thiểu bao nhiêu kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo?
Pháp luật
Trách nhiệm tổ chức kiểm tra thực hiện pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân thuộc về cơ quan nào?
Pháp luật
Thương nhân có thể kinh doanh xuất khẩu gạo không cần phải có Giấy chứng nhận trong trường hợp nào?
Pháp luật
Ai có quyền kinh doanh xuất khẩu gạo? Trách nhiệm của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc kinh doanh xuất khẩu gạo như thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo định kỳ hàng tháng tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo mới nhất hiện nay theo quy định pháp luật như thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung là gì? Hai thương nhân được chỉ định làm đầu mối tại một thị trường có hợp đồng này thì thực hiện cơ chế nào?
Pháp luật
Thuê người môi giới để ký hợp đồng xuất khẩu gạo nhưng hợp đồng bị hủy thì có phải thanh toán chi phí phát sinh cho người môi giới?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xuất khẩu gạo
204 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xuất khẩu gạo
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào