Để được làm công chức thanh tra chuyên ngành lao động cần có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đúng không?
Công chức thanh tra chuyên ngành lao động cần có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đúng không?
Công chức thanh tra chuyên ngành lao động (Hình từ Internet)
Theo Điều 7 Thông tư 14/2015/TT-BLĐTBXH (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 16/2019/TT-BLĐTBXH), công chức thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội là:
- Công chức thuộc biên chế của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Quản lý lao động ngoài nước và Cục An toàn lao động;
- Được phân công nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục trưởng Cục An toàn lao động.
Tiêu chuẩn của công chức thanh tra chuyên ngành được quy định tại Điều 8 Thông tư 14/2015/TT-BLĐTBXH (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 16/2019/TT-BLĐTBXH) như sau:
* Về năng lực
- Am hiểu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để vận dụng vào hoạt động thanh tra chuyên ngành.
- Nắm vững các quy định về chuyên môn, quy tắc quản lý liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của đơn vị nơi công tác.
- Có kiến thức về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Có khả năng phân tích, tổng hợp.
* Về trình độ, thâm niên công tác
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ thanh tra được phân công thực hiện.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành.
- Có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được phân công công chức thanh tra chuyên ngành (không kể thời gian tập sự).
Công chức thanh tra chuyên ngành lao động có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 14/2015/TT-BLĐTBXH (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 16/2019/TT-BLĐTBXH) quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của công chức thanh tra chuyên ngành như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức thanh tra chuyên ngành
Công chức thanh tra chuyên ngành là trưởng đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 53 Luật Thanh tra. Công chức thanh tra chuyên ngành là thành viên đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 54 Luật Thanh tra và các quy định khác của pháp luật chuyên ngành.
Tại khoản 1 Điều 54 Luật Thanh tra 2010 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khi tiến hành thanh tra độc lập
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khi tiến hành thanh tra theo Đoàn có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Kiến nghị Trưởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra quy định tại Điều 53 của Luật này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;
d) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
đ) Kiến nghị việc xử lý về vấn đề khác liên quan đến nội dung thanh tra;
e) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Trưởng đoàn thanh tra về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo.
Việc phân công công chức thanh tra chuyên ngành lao động được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 11 Thông tư 14/2015/TT-BLĐTBXH (sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 16/2019/TT-BLĐTBXH), công chức thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục An toàn lao động có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 8 Thông tư 14/2015/TT-BLĐTBXH (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 16/2019/TT-BLĐTBXH) được Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục trưởng Cục An toàn lao động xem xét, lựa chọn phân công công chức thanh tra chuyên ngành theo trình tự thủ tục sau:
Bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ lập hồ sơ trình Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục trưởng Cục An toàn lao động quyết định phân công công chức thanh tra chuyên ngành.
* Hồ sơ trình bao gồm:
- Tờ trình;
- Danh sách công chức được lựa chọn xem xét để phân công là công chức thanh tra chuyên ngành;
- Bằng tốt nghiệp đại học trở lên (bản sao);
- Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra (bản sao);
- Quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức (bản sao);
- Sơ yếu lý lịch theo Mẫu 2C-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định 02/2008/QĐ-BNV. Tải về
Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục trưởng Cục An toàn lao động căn cứ tờ trình và hồ sơ nêu trên để ban hành quyết định phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?