Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
Điều kiện, tiêu chuẩn của công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn của công chức thanh tra chuyên ngành
….
2. Công chức thanh tra chuyên ngành phải đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Thanh tra và các điều kiện, tiêu chuẩn sau:
a) Công chức thanh tra chuyên ngành của Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam phải có trình độ đào tạo từ đại học trở lên phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm về một trong các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng, kiến trúc, cơ khí, công nghệ thông tin, viễn thông, luật, kinh tế, tài chính;
b) Công chức thanh tra chuyên ngành của Cục Đăng kiểm Việt Nam phải có trình độ đào tạo từ đại học trở lên phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm về một trong các chuyên ngành kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực đăng kiểm phương tiện, thiết bị giao thông vận tải hoặc một trong các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực luật, tài chính.
Như vậy, để trở thành công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải thì cần đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:
- Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải là công chức của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, trừ trường hợp là viên chức ở cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định của Chính phủ.
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chuyên ngành, am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ thanh tra và có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, không kể thời gian tập sự.
- Công chức thanh tra chuyên ngành của Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam phải có trình độ đào tạo từ đại học trở lên phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm về một trong các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng, kiến trúc, cơ khí, công nghệ thông tin, viễn thông, luật, kinh tế, tài chính;
- Công chức thanh tra chuyên ngành của Cục Đăng kiểm Việt Nam phải có trình độ đào tạo từ đại học trở lên phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm về một trong các chuyên ngành kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực đăng kiểm phương tiện, thiết bị giao thông vận tải hoặc một trong các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực luật, tài chính.
Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT thì hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành bao gồm:
- Văn bản đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành của Trưởng bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành;
- Bản chính hoặc bản sao chứng thực của các tài liệu: quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức; văn bằng chuyên môn phù hợp với điều kiện, tiêu chuẩn của công chức thanh tra chuyên ngành theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT; chứng chỉ hoặc chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra.
Ngoài ra, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải quyết định phân công công chức thanh tra chuyên ngành theo đề nghị của Trưởng bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành.
Trong đó, quyết định phân công công chức thanh tra chuyên ngành phải có các thông tin cơ bản sau: căn cứ ban hành; họ, tên, ngạch công chức, chức vụ đang giữ; lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; lý do thôi phân công công chức thanh tra chuyên ngành (đối với quyết định thôi phân công).
Quy cách, màu sắc trang phục nam công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải ra sao?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về quy cách, màu sắc trang phục nam công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải như sau:
(1) Áo măng tô
- Chất liệu: vải tuytsi pha len ký hiệu TW8058-1; kiểu dệt chéo 3/1; tỷ lệ PW45/55; mật độ dọc 360s/10cm2, ngang 270s/10cm2; trọng lượng 245g/m2;
- Màu sắc: xanh tím than;
- Kiểu dáng: kiểu veston, cổ hình chữ B, thắt đai lưng, khóa bằng đồng; ngực may đề cúp, có một hàng cúc 4 chiếc mạ màu trắng bóng; may bật vai đeo cấp hiệu, có ken vai bằng bông ép; phía trong trên ngực mỗi bên bổ một túi viền; thân trước phía dưới may 2 túi cơi chéo; thân sau cầu vai rời, may chắp sống lưng, có xẻ sống; tay kiểu 2 mang may cá tay, đính cúc; toàn bộ cổ áo, nẹp áo, nắp túi, thân áo được dựng bằng mex; chiều dài áo ngang đùi.
(2) Áo veston
- Chất liệu: vải tuytsi pha len ký hiệu TW8058-1; kiểu dệt chéo 3/1; tỷ lệ PW45/55; mật độ dọc 360s/10cm2, ngang 270s/10cm2; trọng lượng 245g/m2;
- Màu sắc: xanh tím than;
- Kiểu dáng: áo khoác, cổ hình chữ B; ngực một hàng cúc 4 chiếc mạ màu trắng bóng; thân trước có 4 túi bổ (2 túi ngực, 2 túi dưới), túi có nắp; may bật vai đeo cấp hiệu, lắp ken vai; thân sau may chắp sống lưng, có xẻ sống; tay kiểu 2 mang, bác tay may lật ra ngoài; toàn bộ cổ áo, nẹp áo, nắp túi, thân áo được dựng bằng mex.
(3) Áo sơ mi dài tay thu đông, xuân hè
- Chất liệu: vải pôpơlin 8151 PE/VIS; tỷ lệ 65/35; mật độ dọc 320s/10cm2, ngang 286s/10cm2; trọng lượng 145g/m2;
- Màu sắc: xanh da trời;
- Kiểu dáng: áo sơ mi cổ đứng; thân trước may 2 túi ngực ốp ngoài, giữa bị túi dán đố, góc đáy túi tròn; ngực một hàng cúc 6 chiếc; may bật vai đeo cấp hiệu; thân sau cầu vai chắp, mỗi bên xếp 1 ly; tay dài có măng séc, thép tay bơi chèo.
(4) Áo sơ mi ngắn tay xuân hè
- Chất liệu: vải pôpơlin 8151 PE/VIS; tỷ lệ 65/35; mật độ dọc 320s/10cm2, ngang 286s/10cm2; trọng lượng 145g/m2;
- Màu sắc: xanh da trời;
- Kiểu dáng: áo sơ mi cổ đứng; thân trước may 2 túi ngực ốp ngoài, giữa bị túi dán đố, góc đáy túi tròn; ngực một hàng cúc 6 chiếc bằng đồng; may bật vai đeo cấp hiệu; thân sau cầu vai chắp, mỗi bên xếp 1 ly; tay ngắn, cửa tay gập vào trong may 2 đường song song.
(5) Quần thu đông, xuân hè
- Chất liệu: vải tuytsi pha len ký hiệu TW8058-1; kiểu dệt chéo 3/1; tỷ lệ PW45/55; mật độ dọc 360s/10cm2, ngang 270s/10cm2; trọng lượng 245g/m2;
- Màu sắc: xanh tím than;
- Kiểu dáng: quần âu, kiểu cạp rời, 2 túi sườn chéo; thân trước mỗi bên xếp một ly lật về phía dọc quần; cửa quần may khóa kéo bằng nhựa; đầu cạp có một móc và một cúc nhựa nằm trong; thân sau mỗi bên may một chiết, có hai túi hậu cài khuy nhựa; cạp quần may 6 đỉa; gấu quần hớt lên phía trước.
(6) Giầy da
- Chất liệu: đế PU; da nappa màu đen; độ dày 1,4mm - 1,6mm; độ bền kéo đứt (Mp-³16, (N/cm2)³1100; độ cứng shore A 60 ± 5;
- Kiểu dáng: kiểu oxford, mũi giầy trơn; nẹp có 4 cặp lỗ để buộc dây trang trí, phần thân giầy đệm mút xốp tạo độ êm, mang trong và mang ngoài có gắn chun co giãn; mũ giầy làm bằng da nappa, mềm dẻo, bóng mờ, vân da mịn màng, lót giầy, lót để trong mặt giầy bằng da bò màu kem; đế được sản xuất bằng chất liệu PU gót cao 4cm đúc định hình; mặt đế có hoa văn chống trơn trượt.
(7) Dép quai hậu
- Chất liệu: da nappa màu đen; độ dày 1,2mm - 1,4mm; độ bền kéo đứt (Mp-³18, (N/cm2)³3;
- Kiểu dáng: quai ngang; đế cao 3cm, có chốt cài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?