Đánh giá tình hình sử dụng lao động trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ra sao?

Cho hỏi việc đánh giá tình hình sử dụng lao động trong công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100 phần trăm vốn điều lệ ra sao? Và trong quá trình tuyển dụng sử dụng lao động thì xử lý trách nhiệm như thế nào? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Tuấn đền từ Đồng Nai.

Đánh giá tình hình sử dụng lao động trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH như sau:

Đánh giá tình hình sử dụng lao động
1. Hằng năm, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chỉ đạo Tổng giám đốc (Giám đốc) đánh giá tình hình sử dụng lao động theo kế hoạch lao động đã được phê duyệt.
2. Nội dung đánh giá phải phân tích rõ ưu điểm, tồn tại, hạn chế trong việc tuyển dụng, sử dụng lao động, nguyên nhân chủ quan, khách quan, trách nhiệm của Tổng giám đốc (Giám đốc) và đề xuất biện pháp khắc phục tồn tại, hạn chế.
3. Báo cáo đánh giá tình hình sử dụng lao động được gửi cho Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và cơ quan đại diện chủ sở hữu. Đối với Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty quy định tại Khoản 2, Điều 5 Thông tư này thì đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Theo đó, đánh giá tình hình sử dụng lao động trong công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100 phần trăm vốn điều lệ thực hiện theo quy định trên.

Việc đánh giá thực hiện hằng năm, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chỉ đạo Tổng giám đốc (Giám đốc) đánh giá tình hình sử dụng lao động theo kế hoạch lao động đã được phê duyệt.

Đánh giá tình hình sử dụng lao động

Đánh giá tình hình sử dụng lao động (Hình từ Internet)

Tuyển dụng lao động trong công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm 100% vốn điều lệ thì xử lý trách nhiệm thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH như sau:

Xử lý trách nhiệm trong tuyển dụng, sử dụng lao động
1. Trong quá trình thực hiện, nếu người lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc hoặc không có việc làm thì Tổng giám đốc (Giám đốc) phải thực hiện các biện pháp sắp xếp lại lao động hoặc bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại lao động. Trường hợp công ty đã tìm mọi biện pháp nhưng vẫn không bố trí, sắp xếp được việc làm, phải chấm dứt hợp đồng lao động thì phải giải quyết đầy đủ các chế độ, quyền lợi đối với người lao động theo quy định của pháp luật lao động.
2. Đối với trường hợp tuyển dụng lao động vượt quá kế hoạch hoặc không đúng kế hoạch, dẫn đến người lao động không có việc làm, phải chấm dứt hợp đồng lao động thì tùy theo trách nhiệm được phân công và hậu quả gây ra, Tổng giám đốc (Giám đốc), thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty không được hưởng tiền thưởng, không được tăng lương, kéo dài thời gian nâng lương, giảm mức tiền lương.
3. Đánh giá trách nhiệm thực hiện kế hoạch lao động là một nội dung để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý công ty theo quy định tại Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Theo đó, có thể thấy rằng xử lý trách nhiệm trong tuyển dụng, sử dụng lao động thực hiện như sau:

Trong quá trình thực hiện, nếu người lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc hoặc không có việc làm thì Tổng giám đốc (Giám đốc) phải thực hiện các biện pháp sắp xếp lại lao động.

Trường hợp công ty đã tìm mọi biện pháp nhưng vẫn không bố trí, sắp xếp được việc làm, phải chấm dứt hợp đồng lao động thì phải giải quyết đầy đủ các chế độ, quyền lợi đối với người lao động theo quy định của pháp luật lao động.

Đối với trường hợp tuyển dụng lao động vượt quá kế hoạch hoặc không đúng kế hoạch, dẫn đến người lao động không có việc làm, phải chấm dứt hợp đồng lao động thì tùy theo trách nhiệm được phân công và hậu quả gây ra.

Tổng giám đốc (Giám đốc), thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty không được hưởng tiền thưởng, không được tăng lương, kéo dài thời gian nâng lương, giảm mức tiền lương.

Như vậy, nếu trong quá trình tuyển dụng lao động xảy ra vấn đề thì xử lý trách nhiệm theo quy định trên.

Cấu tổ chức lao động trong công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm 100% vốn điều lệ cần được rà soát sắp xếp như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH như sau:

Rà soát, sắp xếp cơ cấu tổ chức, lao động
Hàng năm, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức rà soát cơ cấu tổ chức, lao động để báo cáo Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty:
1. Rà soát lại cơ cấu tổ chức, đầu mối quản lý để sắp xếp, điều chỉnh cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu sản xuất, kinh doanh, bảo đảm tinh gọn, không trùng lặp chức năng, nhiệm vụ và có sự kết nối giữa các bộ phận, tổ đội, phân xưởng sản xuất, kinh doanh, phòng (ban) chuyên môn, điều hành trực tiếp, hạn chế các khâu tổ chức trung gian.
2. Sắp xếp lại lao động trong từng bộ phận, tổ đội, phân xưởng sản xuất, kinh doanh, phòng (ban) chuyên môn, trong đó tổ chức theo vị trí việc làm hoặc chức danh công việc đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, phục vụ; đối với lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực hiện theo dây truyền, công nghệ của máy móc, thiết bị hoặc theo quy trình công việc thì xác định lao động và bố trí công việc theo định mức lao động.
3. Rà soát lại định mức lao động hoặc xây dựng định mức lao động mới đối với lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương.

Như vậy, theo quy định trên thì hàng năm, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức rà soát cơ cấu tổ chức, lao động để báo cáo Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty theo quy định trên.

Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì xác định quỹ tiền lương kế hoạch dựa trên yếu tố gì?
Pháp luật
Xác định tiền lương, thù lao đối với người quản lý chuyên trách thuộc công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ dựa trên những yếu tố khách quan nào?
Pháp luật
Người quản lý chuyên trách của công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tính mức tiền lương bình quân kế hoạch theo tháng như thế nào?
Pháp luật
Thù lao của người quản lý không chuyên trách tại công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với người quản lý công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm cơ quan nào?
Pháp luật
Xếp hạng Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ để xếp lương đối với người quản lý chuyên trách như thế nào?
Pháp luật
Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có được sử dụng quỹ tiền lương của người lao động để trả lương cho kế toán trưởng?
Pháp luật
Đánh giá tình hình sử dụng lao động trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ra sao?
Pháp luật
Đối với các khoản nợ tồn đọng có khả năng thu hồi thì công ty TNHH một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ cần xử lý như thế nào?
Pháp luật
Chính sách đối với người đại diện phần vốn của doanh nghiệp bị dôi dư trong công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
1,194 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào