Cục Thống kê xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm như thế nào và có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Cục Thống kê thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 06/2014/TT-BKHĐT quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thống kê
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành thống kê theo hướng dẫn của Tổng cục Thống kê, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê phê duyệt và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền.
2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về thống kê tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc phạm vi quản lý của Cục Thống kê.
3. Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thống kê thuộc thẩm quyền hoặc theo yêu cầu của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.
4. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Cục Thống kê.
5. Thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
6. Tổng hợp, báo cáo Tổng cục Thống kê kết quả công tác thanh tra chuyên ngành thống kê, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Cục Thống kê.
7. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Cục Thống kê thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành thống kê theo hướng dẫn của Tổng cục Thống kê, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê phê duyệt và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền.
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về thống kê tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc phạm vi quản lý của Cục Thống kê.
- Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thống kê thuộc thẩm quyền hoặc theo yêu cầu của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Cục Thống kê.
- Thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
- Tổng hợp, báo cáo Tổng cục Thống kê kết quả công tác thanh tra chuyên ngành thống kê, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Cục Thống kê.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Cục Thống kê (Hình từ Internet)
Cục Thống kê xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 06/2014/TT-BKHĐT quy định cụ thể:
Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm của Cục Thống kê
1. Căn cứ hướng dẫn của Tổng cục Thống kê, Cục trưởng Cục Thống kê xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê trước ngày 25 tháng 11 của năm trước năm kế hoạch.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 của năm trước năm kế hoạch.
2. Khi cần điều chỉnh kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt, Cục trưởng Cục Thống kê phải báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê phê duyệt bổ sung.
3. Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-TTCP ngày 23 tháng 4 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra.
4. Kế hoạch thanh tra quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 của Điều này được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Như vậy, Cục Thống kê xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm như sau:
- Căn cứ hướng dẫn của Tổng cục Thống kê, Cục trưởng Cục Thống kê xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê trước ngày 25 tháng 11 của năm trước năm kế hoạch.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 của năm trước năm kế hoạch.
- Khi cần điều chỉnh kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt, Cục trưởng Cục Thống kê phải báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê phê duyệt bổ sung.
- Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm thực hiện theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-TTCP ngày 23 tháng 4 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra.
- Kế hoạch thanh tra quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 của Điều này được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Cục Thống kê có trách nhiệm báo cáo cho ai về công tác thanh tra chuyên ngành thống kê?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 06/2014/TT-BKHĐT quy định như sau:
Chế độ thông tin, báo cáo công tác thanh tra chuyên ngành thống kê
...
2. Quy định về báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng
Báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng là văn bản tổng hợp tình hình, kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục Thống kê có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
a) Trách nhiệm báo cáo
Cục Thống kê có trách nhiệm báo cáo Tổng cục Thống kê về công tác thanh tra chuyên ngành thống kê, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Cục Thống kê; các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Thống kê có trách nhiệm báo cáo Tổng cục Thống kê về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của đơn vị mình.
Tổng cục Thống kê có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư về công tác thanh tra chuyên ngành thống kê, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Tổng cục Thống kê.
Như vậy, Cục Thống kê có trách nhiệm báo cáo Tổng cục Thống kê về công tác thanh tra chuyên ngành thống kê của đơn vị mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản định giá tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp? Tải về file word mẫu biên bản định giá?
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?