Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 01/2014/TT-TTCP xây dựng phê duyệt định hướng chương trình kế hoạch thanh tra

Số hiệu: 01/2014/TT-TTCP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Thanh tra Chính phủ Người ký: Huỳnh Phong Tranh
Ngày ban hành: 23/04/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Hướng dẫn lập kế hoạch thanh tra cấp Bộ và Tỉnh

Hàng năm chánh thanh tra Bộ và tỉnh phải thực hiện hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch thanh tra theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-TTCP về xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra.

Theo đó, nội dung kế hoạch thanh tra phải nêu rõ được mục đích, yêu cầu thanh tra; phạm vi, đối tượng, nội dung và thời gian thanh tra; cũng như việc phối hợp với các đơn vị khác nếu có.

Căn cứ xây dựng kế hoạch là dựa trên định hướng thanh tra của Thủ tướng; yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng của Bộ trưởng; những vụ việc có dấu hiệu vi phạm được đăng trên báo chí hoặc dư luận quan tâm…để lập kế hoạch thanh tra.

Bên cạnh đó, thời gian trình dự thảo kế hoạch lên Bộ trưởng, Chủ tịch UBND Tỉnh chậm nhất là ngày 15/11 hàng năm, và việc phê duyệt, xét duyệt kế hoạch thực hiện chậm nhất vào ngày 25/11 hàng năm.

Thông tư trên có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

THANH TRA CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2014/TT-TTCP

Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2014

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VIỆC XÂY DỰNG, PHÊ DUYỆT ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH THANH TRA, KẾ HOẠCH THANH TRA

Căn cứ Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật này;

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 83/2012/NĐ-CP ngày 9 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính và Tổng hợp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra như sau:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra hàng năm của cơ quan thanh tra nhà nước và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; điều chỉnh, xử lý chồng chéo, kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra.

Điều 3. Nguyên tắc xây dựng định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra

Việc xây dựng định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra phải đảm bảo những nguyên tắc sau đây:

1. Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chỉ đạo của các cơ quan nhà nước cấp trên; yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, ngành, lĩnh vực.

2. Bảo đảm phân công nhiệm vụ rõ ràng, không chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra; khả thi, tiết kiệm nguồn lực thực hiện.

3. Định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra phải được xây dựng đúng quy định của pháp luật về thanh tra và hướng dẫn tại Thông tư này.

Chương 2.

XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH THANH TRA

Điều 4. Căn cứ để xây dựng định hướng chương trình thanh tra

Việc xây dựng định hướng chương trình thanh tra dựa trên các căn cứ sau đây:

1. Nghị quyết của Quốc hội về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

2. Nghị quyết, đề án, chương trình, mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về triển khai, thực hiện các hoạt động về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

3. Quyết định, chỉ thị, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ.

4. Quyết định, chỉ thị, văn bản chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng; nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

5. Yêu cầu của việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực hoặc nhiệm vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của ngành Thanh tra.

6. Căn cứ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Thu thập thông tin, tài liệu để xây dựng định hướng chương trình thanh tra

1. Việc thu thập thông tin, tài liệu để xây dựng định hướng chương trình thanh tra được tiến hành hàng năm và do đơn vị được Tổng Thanh tra Chính phủ giao trách nhiệm tham mưu, xây dựng định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra chủ trì thực hiện (sau đây gọi tắt là đơn vị chủ trì).

2. Thông tin, tài liệu thu thập bao gồm các thông tin, tài liệu quy định tại Điều 4 của Thông tư này và các thông tin, tài liệu sau:

a) Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

b) Quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực; văn bản quản lý, chỉ đạo, điều hành của các bộ, ngành, địa phương để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;

c) Các thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, hoạt động; đặc điểm, tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ, việc chấp hành chính sách, pháp luật của bộ, ngành, địa phương, của cơ quan, tổ chức thuộc quyền quản lý của bộ, ngành, địa phương;

d) Tình hình, kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

đ) Đơn thư khiếu nại, tố cáo; các thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng;

e) Các thông tin, tài liệu khác theo quy định của pháp luật.

3. Các thông tin, tài liệu quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này là các thông tin, tài liệu không thuộc bí mật nhà nước và được thu thập theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Nội dung định hướng chương trình thanh tra

Định hướng chương trình thanh tra phải xác định rõ mục đích, yêu cầu thanh tra; nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của Thanh tra Chính phủ, thanh tra các bộ, ngành, địa phương trong 01 năm; phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương đối với các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Điều 7. Trình tự, thủ tục xây dựng định hướng chương trình thanh tra

Căn cứ vào thông tin, tài liệu thu thập, đơn vị chủ trì có trách nhiệm phối hợp với các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan nhà nước có liên quan xây dựng định hướng chương trình thanh tra. Trình tự, thủ tục xây dựng định hướng chương trình thanh tra như sau:

1. Soạn thảo tờ trình, dự thảo định hướng chương trình thanh tra.

2. Lấy ý kiến của các cục, vụ, đơn vị có liên quan thuộc Thanh tra Chính phủ vào dự thảo định hướng chương trình thanh tra.

Trong trường hợp cần thiết, đơn vị chủ trì báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ lấy ý kiến các cơ quan kiểm tra, kiểm toán, thanh tra để thống nhất nội dung định hướng chương trình thanh tra.

3. Đơn vị chủ trì tổng hợp, tiếp thu ý kiến tham gia của các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, của các cơ quan nhà nước có liên quan để hoàn chỉnh dự thảo định hướng chương trình thanh tra. Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa đơn vị chủ trì với các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ hoặc các cơ quan nhà nước có liên quan thì báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, quyết định.

4. Trước khi trình Tổng Thanh tra Chính phủ dự thảo định hướng chương trình thanh tra, đơn vị chủ trì phải xin ý kiến các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ để hoàn chỉnh dự thảo định hướng chương trình thanh tra trình Tổng Thanh tra Chính phủ.

5. Hồ sơ trình Tổng Thanh tra Chính phủ về dự thảo định hướng chương trình thanh tra bao gồm các tài liệu sau đây:

a) Tờ trình dự thảo định hướng chương trình thanh tra;

b) Dự thảo định hướng chương trình thanh tra;

c) Tổng hợp ý kiến góp ý của các cục, vụ đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ; ý kiến của cơ quan kiểm tra, kiểm toán, thanh tra vào dự thảo định hướng chương trình thanh tra (nếu có).

d) Thông tin, tài liệu khác (nếu có).

6. Đơn vị chủ trì phải gửi dự thảo định hướng chương trình thanh tra tới Tổng thanh tra Chính phủ chậm nhất vào ngày 10 tháng 10 hàng năm.

Điều 8. Phê duyệt định hướng chương trình thanh tra

1. Dự thảo định hướng chương trình thanh tra phải gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chậm nhất vào ngày 15 tháng 10 hàng năm.

2. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo định hướng chương trình thanh tra bao gồm các tài liệu sau đây:

a) Tờ trình dự thảo định hướng chương trình thanh tra;

b) Dự thảo định hướng chương trình thanh tra;

c) Thông tin, tài liệu khác (nếu có).

3. Trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo về nội dung định hướng chương trình thanh tra thì đơn vị chủ trì tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo định hướng chương trình thanh tra để Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

4. Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, trong thời gian 05 ngày, đơn vị chủ trì có trách nhiệm tham mưu, giúp Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh lập kế hoạch thanh tra trình thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Chương 3.

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THANH TRA

Điều 9. Xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ

1. Căn cứ để xây dựng kế hoạch thanh tra:

a) Định hướng chương trình thanh tra đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Yêu cầu công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ;

c) Yêu cầu công tác quản lý nhà nước; việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội hàng năm của các bộ, ngành, địa phương;

d) Các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được đăng tải trên báo chí hoặc dư luận xã hội quan tâm;

đ) Căn cứ khác theo quy định của pháp luật.

2. Nội dung kế hoạch thanh tra:

Kế hoạch thanh tra phải xác định rõ mục đích, yêu cầu thanh tra; phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra; đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thanh tra và các nội dung khác (nếu có).

3. Trách nhiệm xây dựng kế hoạch thanh tra:

a) Đơn vị chủ trì có trách nhiệm thu thập thông tin, tài liệu; soạn thảo tờ trình, dự thảo kế hoạch thanh tra; lấy ý kiến góp ý vào dự thảo kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra Chính phủ trình Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, phê duyệt;

b) Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu; dự kiến đơn vị sẽ thanh tra để đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch thanh tra.

4. Thu thập thông tin, tài liệu phục vụ việc xây dựng kế hoạch thanh tra:

a) Thông tin, tài liệu thu thập phục vụ việc xây dựng kế hoạch thanh tra bao gồm các thông tin, tài liệu quy định tại Điều 5 và Khoản 1 Điều 9 của Thông tư này và các thông tin, tài liệu do các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ thu thập, cung cấp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;

b) Khi xét thấy cần thiết, đơn vị chủ trì làm việc trực tiếp với các bộ, ngành, địa phương hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thu thập các thông tin, tài liệu phục vụ việc xây dựng kế hoạch thanh tra.

5. Trình tự, thủ tục xây dựng kế hoạch thanh tra:

a) Soạn thảo tờ trình, dự thảo kế hoạch thanh tra;

b) Lấy ý kiến của các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ vào dự thảo kế hoạch thanh tra. Trong trường hợp cần thiết tiến hành làm việc với các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán để thống nhất nội dung kế hoạch thanh tra;

c) Tiếp thu ý kiến góp ý của các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ để hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch thanh tra; xin ý kiến các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ vào dự thảo kế hoạch thanh tra trước khi trình Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, ký ban hành.

6. Hồ sơ trình Tổng Thanh tra Chính phủ phê duyệt kế hoạch thanh tra bao gồm các tài liệu sau:

a) Tờ trình dự thảo kế hoạch thanh tra;

b) Dự thảo kế hoạch thanh tra;

c) Tổng hợp ý kiến góp ý vào dự thảo kế hoạch thanh tra của các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ; ý kiến góp ý của các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán (nếu có);

d) Các thông tin, tài liệu khác (nếu có).

7. Thời gian trình dự thảo kế hoạch thanh tra để Tổng Thanh tra Chính phủ ký ban hành chậm nhất vào ngày 05 tháng 11 hàng năm. Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 10 tháng 11 hàng năm.

Điều 10. Xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ

1. Căn cứ để xây dựng kế hoạch thanh tra:

a) Hàng năm, Chánh Thanh tra bộ, Chánh thanh tra tỉnh căn cứ vào định hướng chương trình thanh tra đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch thanh tra của Tổng Thanh tra Chính phủ; yêu cầu công tác quản lý nhà nước của bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; yêu cầu công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được đăng tải trên báo chí hoặc dư luận xã hội quan tâm xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt theo quy định của Luật Thanh tra;

b) Người đứng đầu bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành ở các tổng cục, cục thuộc bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu công tác hàng năm của cơ quan mình xây dựng kế hoạch thanh tra trình Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành xem xét trước khi gửi Thanh tra bộ tổng hợp, trình Bộ trưởng phê duyệt.

2. Nội dung kế hoạch thanh tra:

Kế hoạch thanh tra phải xác định rõ mục đích, yêu cầu thanh tra; phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra; đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thanh tra và các nội dung khác (nếu có).

3. Trách nhiệm xây dựng kế hoạch thanh tra:

Đơn vị hoặc bộ phận được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị, bộ phận khác trong cơ quan xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

4. Thu thập thông tin, tài liệu phục vụ việc xây dựng kế hoạch thanh tra:

a) Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ có trách nhiệm tiến hành thu thập thông tin, tài liệu cần thiết làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch thanh tra;

b) Thông tin, tài liệu thu thập phục vụ việc xây dựng kế hoạch thanh tra bao gồm các thông tin, tài liệu quy định tại Điều 5 và Khoản 1 Điều 10 của Thông tư này và các thông tin, tài liệu do đơn vị, bộ phận thuộc Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ thu thập, cung cấp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;

c) Khi xét thấy cần thiết, Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ làm việc trực tiếp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thu thập các thông tin, tài liệu phục vụ việc xây dựng kế hoạch thanh tra.

5. Trình tự, thủ tục xây dựng kế hoạch thanh tra:

a) Soạn thảo tờ trình, dự thảo kế hoạch thanh tra;

b) Lấy ý kiến của cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên trực tiếp, ý kiến của cơ quan, đơn vị có liên quan vào nội dung dự thảo kế hoạch thanh tra khi xét thấy cần thiết;

c) Tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên, của cơ quan, đơn vị có liên quan để hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch thanh tra (nếu có).

6. Hồ sơ trình Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch thanh tra bao gồm các tài liệu sau:

a) Tờ trình dự thảo kế hoạch thanh tra;

b) Dự thảo kế hoạch thanh tra;

c) Dự thảo kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành (nếu có);

d) Tổng hợp ý kiến góp ý vào dự thảo kế hoạch thanh tra của cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên, của cơ quan, đơn vị có liên quan (nếu có);

đ) Các thông tin, tài liệu khác (nếu có).

7. Thời gian trình dự thảo kế hoạch thanh tra để Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hàng năm. Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hàng năm. Việc phê duyệt kế hoạch thanh tra phải thực hiện bằng văn bản.

8. Thanh tra tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra hàng năm đối với Thanh tra huyện, Thanh tra sở. Thanh tra bộ có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra hàng năm của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ.

9. Kế hoạch thanh tra của Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh gửi về Thanh tra Chính phủ chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ gửi về Thanh tra bộ chậm nhất là 03 ngày, kể từ ngày Bộ trưởng phê duyệt để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.

Điều 11. Xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra sở, Thanh tra huyện, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở

1. Căn cứ để xây dựng kế hoạch thanh tra:

a) Hàng năm, Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra huyện căn cứ vào định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh; yêu cầu công tác quản lý của sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện; yêu cầu công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được đăng tải trên báo chí hoặc dư luận xã hội quan tâm xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra trình Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, phê duyệt theo quy định của Luật thanh tra;

b) Người đứng đầu cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu công tác hàng năm của cơ quan mình xây dựng kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra sở tổng hợp, trình Giám đốc sở phê duyệt.

2. Nội dung kế hoạch thanh tra:

Kế hoạch thanh tra phải xác định rõ mục đích, yêu cầu thanh tra; phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra; đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thanh tra và các nội dung khác (nếu có).

3. Trách nhiệm xây dựng kế hoạch thanh tra:

Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra huyện, người đứng đầu cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xây dựng kế hoạch thanh tra của cơ quan mình theo quy định của pháp luật và Thông tư này.

4. Thu thập thông tin, tài liệu phục vụ việc xây dựng kế hoạch thanh tra:

a) Thông tin, tài liệu thu thập phục vụ việc xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra sở, Thanh tra huyện, cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở bao gồm các thông tin, tài liệu quy định tại Điều 5 và Khoản 1 Điều 11 của Thông tư này;

b) Khi xét thấy cần thiết, Thanh tra sở, Thanh tra huyện, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở làm việc trực tiếp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thu thập các thông tin, tài liệu khác phục vụ việc xây dựng kế hoạch thanh tra.

5. Trình tự, thủ tục xây dựng kế hoạch thanh tra:

a) Soạn thảo tờ trình, dự thảo kế hoạch thanh tra;

b) Lấy ý kiến của cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên trực tiếp, ý kiến của cơ quan, đơn vị có liên quan vào nội dung dự thảo kế hoạch thanh tra khi xét thấy cần thiết;

c) Tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên, của cơ quan, đơn vị có liên quan để hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch thanh tra (nếu có).

6. Hồ sơ trình Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kế hoạch thanh tra bao gồm các tài liệu sau:

a) Tờ trình dự thảo kế hoạch thanh tra;

b) Dự thảo kế hoạch thanh tra;

c) Dự thảo kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành (nếu có);

d) Tổng hợp ý kiến góp ý vào dự thảo kế hoạch thanh tra của cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên, của cơ quan, đơn vị có liên quan (nếu có);

đ) Các thông tin, tài liệu khác (nếu có).

7. Thời gian trình dự thảo kế hoạch thanh tra để Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, phê duyệt chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hàng năm. Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hàng năm. Việc phê duyệt kế hoạch thanh tra phải thực hiện bằng văn bản.

8. Thanh tra sở có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra hàng năm của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở.

9. Kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện, Thanh tra sở gửi về Thanh tra tỉnh chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện, Giám đốc sở phê duyệt; kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở gửi về Thanh tra sở chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày Giám đốc sở phê duyệt để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.

Chương 4.

ĐIỀU CHỈNH, XỬ LÝ CHỒNG CHÉO, KIỂM TRA VIỆC XÂY DỰNG, THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THANH TRA

Điều 12. Điều chỉnh kế hoạch thanh tra

1. Người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thanh tra là người có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt. Việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra được tiến hành khi có sự chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra hoặc khi có sự chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước hoặc khi xét thấy cần thiết nhằm bảo đảm việc thực hiện kế hoạch thanh tra hiệu quả.

2. Việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra phải thực hiện bằng văn bản của người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thanh tra và phải tuân theo nguyên tắc, thủ tục quy định tại các Điều 3, 9, 10 và Điều 11 của Thông tư này.

Điều 13. Xử lý chồng chéo kế hoạch thanh tra

Trong quá trình thực hiện kế hoạch thanh tra nếu phát hiện chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra thì cơ quan thanh tra có trách nhiệm thực hiện kế hoạch thanh tra phải phối hợp với các cơ quan thanh tra có liên quan để xử lý. Việc xử lý chồng chéo kế hoạch thanh tra được thực hiện như sau:

1. Kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ chồng chéo với kế hoạch thanh tra của Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh thì Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra.

2. Kế hoạch thanh tra của Thanh tra bộ chồng chéo với kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, với kế hoạch thanh tra của Thanh tra sở thì Thanh tra bộ tiến hành thanh tra.

Trường hợp các kế hoạch thanh tra của Thanh tra các bộ có chồng chéo thì Thanh tra bộ thuộc bộ có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoạt động chính của đối tượng thanh tra là đơn vị tiến hành thanh tra.

Trong trường hợp kế hoạch thanh tra của Thanh tra bộ có chồng chéo với kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh thì căn cứ quy định pháp luật về thanh tra và phân cấp quản lý nhà nước giữa bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với nội dung thanh tra để xác định Thanh tra bộ hoặc Thanh tra tỉnh có trách nhiệm tiến hành thanh tra.

3. Kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh chồng chéo với kế hoạch thanh tra của Thanh tra sở, với kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện thì Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra.

4. Kế hoạch thanh tra của Thanh tra sở chồng chéo với kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở thì Thanh tra sở tiến hành thanh tra.

Trường hợp các kế hoạch thanh tra của Thanh tra các sở có chồng chéo thì Thanh tra sở thuộc sở được giao chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoạt động chính của đối tượng thanh tra là đơn vị tiến hành thanh tra.

Trong trường hợp kế hoạch thanh tra của thanh tra sở có chồng chéo với kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện thì căn cứ quy định pháp luật về thanh tra và phân cấp quản lý nhà nước giữa sở và Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với nội dung thanh tra để xác định Thanh tra sở hoặc Thanh tra huyện có trách nhiệm tiến hành thanh tra.

5. Kế hoạch thanh tra của nhiều cơ quan thanh tra có chồng chéo về nội dung, thời gian, đối tượng thanh tra thì áp dụng quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều 13 của Thông tư này để xử lý.

Điều 14. Kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra

1. Kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra do các cơ quan thanh tra cấp trên tiến hành đối với cơ quan thanh tra cấp dưới hoặc cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành để bảo đảm việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra theo đúng quy định pháp luật về thanh tra; phê duyệt của cấp có thẩm quyền về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra và để phòng ngừa, phát hiện, xử lý chồng chéo về kế hoạch thanh tra.

2. Thẩm quyền tiến hành kiểm tra thực hiện như sau:

a) Thanh tra Chính phủ kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh;

b) Thanh tra bộ kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ;

c) Thanh tra tỉnh kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện, Thanh tra sở;

d) Thanh tra sở kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở.

3. Việc kiểm tra được tiến hành định kỳ 06 tháng, 01 năm hoặc đột xuất. Thời gian kiểm tra không quá 03 ngày làm việc đối với một đơn vị được Thanh tra Chính phủ tiến hành kiểm tra, không quá 02 ngày đối với một đơn vị được Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh tiến hành kiểm tra, không quá 01 ngày đối với một đơn vị được Thanh tra sở tiến hành kiểm tra.

Trước khi tiến hành kiểm tra, cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên phải có văn bản gửi cơ quan thanh tra nhà nước cấp dưới hoặc cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành nêu rõ thời gian, địa điểm, nội dung, thành phần Tổ kiểm tra.

4. Cơ quan được kiểm tra có trách nhiệm chuẩn bị thông tin, tài liệu liên quan và báo cáo kết quả việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra để việc kiểm tra đạt chất lượng, hiệu quả.

5. Tổ kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra theo đúng thời gian, địa điểm, nội dung và không được gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm tra. Kết thúc kiểm tra, Tổ kiểm tra phải báo cáo bằng văn bản về kết quả kiểm tra với Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước tiến hành kiểm tra. Báo cáo phải nêu rõ các nội dung sau:

a) Tình hình, kết quả việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra của đơn vị được kiểm tra;

b) Khó khăn, vướng mắc về việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra hoặc chồng chéo kế hoạch thanh tra (nếu có);

c) Kiến nghị xử lý các khó khăn, vướng mắc hoặc chồng chéo (nếu có);

đ) Các nội dung khác (nếu có).

Chương 5.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Tổ chức thực hiện

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành; Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra tỉnh căn cứ quy định của Thông tư này hướng dẫn chi tiết việc xây dựng kế hoạch thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.

Điều 16. Khen thưởng, xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng, thực hiện định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra được khen thưởng theo quy định hiện hành.

2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong việc xây dựng, thực hiện định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

3. Việc xây dựng, thực hiện định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra được đưa vào bộ tiêu chí xét thi đua khen thưởng hàng năm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Điều 17. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2014.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Thanh tra Chính phủ để được hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương các đoàn thể;
- Lãnh đạo TTCP; các cục, vụ, đơn vị thuộc TTCP;
- Thanh tra các bộ, ngành Trung ương;
- Thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Công báo, Cổng TTĐT của Chính phủ;
- Cổng TTĐT, website của TTCP;
- Lưu: VP, Vụ KH, TC và TH (5b).

TỔNG THANH TRA




Huỳnh Phong Tranh

GOVERNMENT INSPECTORATE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
----------------

No.: 01/2014/TT-TTCP

Hanoi, April 23, 2014

 

CIRCULAR

REGULATIONS ON CONSTRUCTION AND APPROVAL OF ORIENTATION OF THE INSPECTION PROGRAM AND PLAN

Pursuant to the Law on Inspection No. 56/2010/QH12 dated November 15, 2010 and governmental decrees detailing the implementation of this Law;

Pursuant to the Governmental Decree No. 36/2012/NĐ-CP dated April 18, 2012 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry and ministerial-level agencies;

Pursuant to the Governmental Decree No. 83/2012/NĐ-CP dated October 10, 2012 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Government Inspectorate;

At the request of Director General of Department of Planning and Finance, Director General of Legal Department, Inspector-General, regulations on the construction and approval of orientation of the inspection program and plan are promulgated as follows:

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Circular regulates construction and approval of orientation of annual inspection program and plan by government inspectorate and agencies appointed to perform professional inspection functions; adjustment, handling of overlapping, inspection of the construction and implementation of the inspection plan.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to heads of state management agencies, heads of government inspectorate, heads of agencies appointed to perform professional inspection functions in the construction and approval of orientation of the inspection program and plan.

Article 3. Principles in construction of orientation of the inspection program and plan

Construction of orientation of the inspection program and plan must ensure the following principles:

1. Be appropriate to policies and guidelines of the Communist Party, policies and laws of the State; directions of upper state agencies; requirements for political objectives of localities, branches and areas;

2. Ensure specific assignment of duties, no overlapping in scope, entities, content and time of inspection; feasibility and resources for the implementation;

3. Orientation of the inspection program and plan must be constructed in accordance with the Law on Inspection and instructions hereof.

Chapter 2.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Foundations for construction of orientation of the inspection program

Construction of orientation of the inspection program must be based on the followings:

1. National Assembly’s Resolution in economy, society, national defense and security, and foreign affairs;

2. Resolution, projects, programs and targets of the Government, the Prime Minister on development and implementation of activities of economy, society, national defense and security, and foreign affairs;

3. Decisions and directives by the Prime Minister;

4. Decisions and directives by the Ministers; resolution of People’s Council, People’s committees of central-affiliated cities and provinces on economy, society, national defense and security, foreign affairs;

5. Requirements for prevention, detection and handling of violations across the areas, or function of state administration of inspection, citizen reception, complaint and denunciation settlement and anti-corruption exercised by the government inspectorate.

6. Other foundations as regulated;

Article 5. Collection of information for construction of orientation of the inspection program

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Information collected includes information as prescribed in Article 4 hereof and followings:

a) Policies and guidelines of the Communist Party, policies and laws of the State on economy, society, national defense and security, and foreign affairs;

b) Regulations on technical professions, rules of branch and sector management; instructions, directives issued by Ministries, sectors and localities for the implementation of functions, duties as regulated;

c) Information relating to functions, tasks, powers, organization, activities; characteristics, situation and results of the implementation of duties; compliance with policies and laws by Ministries, sectors and localities, and agencies and organizations under management of Ministries, sectors and localities;

d) Situation and results of inspection, audits and investigations conducted by agencies, organizations, and individuals;

dd) Complaints, denunciation; information about signs of violations published on mass media;

e) Other information as regulated;

3. Information as prescribed in Articles 4, 5 hereof is the information that is not defined as state secrecy and is collected according to the law provisions.

Article 6. Content of the orientation of the inspection program

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7. Sequence, procedures for construction of orientation of the inspection program

Based on the collected information, the presiding unit shall be responsible for cooperating with departments, bureaus and units affiliated to Government Inspectorate, Ministries, sectors and localities and relevant state agencies in constructing orientation of the inspection program. Sequence, procedures for construction of orientation of the inspection program as follows:

1. Draft the statement and orientation of the inspection program;

2. Collect suggestions from departments, bureaus and units affiliated to Government Inspectorate into the orientation of the inspection program;

In case of need, the presiding unit shall make the report to Inspector General for collecting suggestions from inspecting, auditing and investigating agencies to unify the orientation of the inspection program.

3. The presiding unit shall collect suggestions from departments, bureaus and units affiliated to Government Inspectorate, from relevant state agencies to complete the draft orientation of the inspection program. In case opinions from the presiding unit are in conflict with those from departments, bureaus and units affiliated to Government Inspectorate, or from relevant state agencies, a report must be made to the Inspector General for consideration and decision.

4. Before the draft orientation is submitted to the Inspector General, the presiding unit should ask for suggestions from the deputy Inspector General for the completion of the draft orientation of the inspection program.

5. The draft orientation of the inspection program submitted to the Inspector General includes the following documents;

a) Draft statement;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Inclusion of suggestions collected from departments, bureaus and units affiliated to Government Inspectorate and suggestions from inspecting, auditing and investigating agencies (if any) in the draft orientation of the inspection program (if any)

d) Other information (if any);

6. The presiding unit must submit the draft orientation of the inspection program to the Inspector General on October 10 at the latest annually.

Article 8. Approval of the orientation of inspection program

1. The draft orientation of the inspection program must be submitted to the Prime Minister for consideration and approval on October 15 at the latest annually.

2. The draft orientation of the inspection program submitted to the Prime Minister includes the following documents:

a) Draft statement;

b) Draft orientation;

d) Other information (if any);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. After the orientation is approved by the Prime Minister, within five days, the presiding unit shall act as an advisor to the Inspector General in issuing guidance to the ministerial and provincial inspectorate on the establishment of the inspection plan to be submitted to heads of competent state agencies for consideration and approval.

Chapter 3

CONSTRUCTION OF INSPECTION PLAN

Article 9. Construction of inspection plan by Government Inspectorate

1. Foundations for construction of inspection plan:

a) Orientation of inspection program approved by the Prime Minister;

b) Requests of the government, the Prime Minister, Inspector General for inspection, citizen reception, complaint and denunciation settlement and anti-corruption;

c) Requests of the Ministries, sectors and localities for state management and annual socio-economic duties;

d) Any case that shows signs of violations shall be published on mass media or public opinion;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Content of the inspection plan:

The inspection plan must be clearly defined with purposes and requirements, scope, entities, subject matters, time of inspection, the presiding unit, coordinating units and other information (if any).

3. Responsibilities for construction of the inspection plan:

a) The presiding unit shall be responsible for collecting information, drafting the statement and inspection plan, entering collected suggestions into Government Inspectorate's draft annual inspection plan for submission to the Inspector General for consideration and approval.

b) Based on functions and duties assigned, the departments, bureaus and units affiliated to the Government Inspectorate shall be responsible for coordinating and supplying information, expected inspecting units to the presiding unit for the construction of the inspection plan.

4. Collection of information for construction of the inspection plan:

a) Information collected for the construction of the inspection plan includes the information as prescribed in Article 5, and Clause 1, Article 9 hereof, as well as the information collected and supplied by the departments, bureaus and units affiliated to the Government Inspectorate during the implementation of assigned duties;

b) In case of need, the presiding unit shall work direct with Ministries, sectors and localities or relevant agencies, organizations, and individuals to collect information for the construction of the inspection plan.

5. Sequence, procedures for construction of the inspection program:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Include suggestions collected from departments, bureaus and units affiliated to Government Inspectorate in the draft inspection plan; In case of need, work with inspecting, auditing and investigating agencies to unify the inspection plan;

c) Collect suggestions from the departments, bureaus and units affiliated to the Government Inspectorate to complete the draft inspection plan; ask for advice from the deputy Inspector General on the draft plan before it is submitted to the Inspector General for consideration and approval.

6. The inspection plan submitted to the Inspector General for approval includes the following documents:

a) Draft statement;

a) Draft inspection plan;

c) Inclusion of suggestions collected from departments, bureaus and units affiliated to Government Inspectorate and suggestions from inspecting, auditing and investigating agencies (if any) in the draft inspection plan;

d) Other information (if any);

7. Submission of the draft inspection plan to the Inspector General for approval shall be made on November 05 at the latest annually. Promulgation of the inspection plan by the Inspector General shall be made on November 10 at the latest annually.

Article 10. Construction of inspection plan by ministerial inspectorate, provincial inspectorate, agencies appointed to perform ministerial-level professional inspection function

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Annually, chief inspectors of ministries and provinces shall rely on the orientation of the inspection program approved by the Prime Minister, guidance on the construction of the inspection plan provided by the Inspector General, requests of the Ministries, People’s committees of provinces for state management tasks; requests of the Ministers, presidents of People’s committees of provinces for inspection, citizen reception, complaint and denunciation settlement and anti-corruption; cases that show signs of violations and were published on the media and public opinion, to construct the inspection plan and make the submission to the Ministers, presidents of People’s committees of provinces for consideration and approval according to the Law on Inspection;

b) Head of the advisory body for professional inspection from general departments, departments appointed to perform professional inspection function shall rely on functions, duties and annual task requirements of its agency to construct the inspection plan and make the submission to heads of the agencies appointed to perform professional inspection functions for consideration before it is submitted to ministerial inspectorate for review and submission to the Minister for approval.

2. Content of the inspection plan:

The inspection plan must be clearly defined with purposes and requirements, scope, entities, subject matters, time of inspection, the presiding unit, coordinating units and other information (if any).

3. Responsibilities for construction of the inspection plan:

The units or bodies appointed to construct the inspection plan of ministerial, provincial inspectorate, agencies appointed to perform ministerial-level professional inspection functions must take the initiative in cooperating with other units and bodies in the agency in constructing such plan.

4. Collection of information for construction of the inspection plan:

a) Ministerial, provincial inspectorate, ministerial-affiliated agencies appointed to perform ministerial-level professional inspection function shall be responsible for collecting information necessary for the construction of the inspection plan;

b) Information collected for the construction of the inspection plan includes the information as prescribed in Article 5, and Clause 1, Article 10 hereof, as well as the information collected and supplied by units and bodies affiliated to the ministerial, provincial inspectorate, agencies appointed to perform ministerial-level professional inspection functions during the implementation of assigned duties;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Sequence, procedures for construction of the inspection plan:

a) Draft the statement and inspection plan;

b) Collect suggestions from upper-level state inspection agencies, relevant agencies, units into the draft inspection plan in case of need;

c) Collect suggestions from upper-level state inspection agencies, relevant agencies, units to fulfill the draft inspection plan (if any);

6. The inspection plan submitted to the Minister, presidents of the provincial People’s committees for approval includes the following documents:

a) Draft statement;

a) Draft inspection plan;

c) Draft inspection plan prepared by agencies appointed to perform professional inspection functions (if any);

d) Collect suggestions from upper-level state inspection agencies, from relevant agencies, units (if any) to the draft inspection plan;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Submission of the draft inspection plan to the Ministers, presidents of People’s committees of provinces for consideration and approval shall be made on November 15 at the latest annually. The Ministers, presidents of People’s committees of provinces shall carry out consideration and approval of the inspection plan on November 25 at the latest annually. Approval of the inspection plan must be made in writing.

8. Provincial inspectorate shall be responsible for instructing, monitoring, speeding up and inspecting the construction and implementation of annual inspection plan by departmental, district inspectorate. Ministerial inspectorate shall be responsible for instructing, monitoring, speeding up and inspecting the construction and implementation of annual inspection plan by the agencies appointed to perform ministerial-level professional inspection functions.

9. Inspection plan by ministerial, provincial inspectorate shall be submitted to the Government Inspectorate within at least five days since it is approved by the Ministers and presidents of People’s committees of provinces; inspection plan by the agencies appointed to perform ministerial-level professional inspection functions shall be submitted to the ministerial inspectorate within at least three days since it is approved by the Ministers for monitoring, speeding up and inspecting the implementation.

Article 11. Construction of inspection plan by departmental, district inspectorate, agencies appointed to perform professional inspection function

1. Foundations for construction of inspection plan:

a) Annually, chief inspectors of departments and districts shall rely on the orientation of the inspection program, guidance on the construction of the inspection plan provided by the provincial inspectorate, requests of the Services, People’s committees of districts; requests of the Services, People’s committees of districts for inspection, citizen reception, complaint and denunciation settlement and anti-corruption; cases that show signs of violations and were published on the media and public opinion to construct the inspection plan and make the submission to the Services, People’s committees of districts for consideration and approval according to the Law on Inspection;

b) Heads of the agencies appointed to perform departmental-level professional inspection functions shall rely on functions, duties and annual task requirements of their agency to construct the inspection plan and make the submission to the departmental inspectorate for review and submission to the Director of Department for approval.

2. The inspection plan must be clearly defined with purposes and requirements, scope, entities, subject matters, time of inspection, the presiding unit, coordinating units and other information (if any).

3. Responsibilities for construction of the inspection plan:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Collection of information for construction of the inspection plan:

a) Information collected for the construction of the inspection plan by departmental and district inspectorate, agencies appointed to perform departmental-level professional inspection functions includes the information as prescribed in Article 5, and Clause 1, Article 11 hereof;

b) In case of need, departmental, district inspectorate, agencies appointed to perform ministerial-level professional inspection function shall work direct with relevant agencies, organizations, and individuals in collecting other information serving the construction of the inspection plan.

5. Sequence, procedures for construction of the inspection plan:

a) Draft the statement and inspection plan;

b) Collect suggestions from upper-level state inspection agencies, relevant agencies, units into the draft inspection plan in case of need;

c) Collect suggestions from upper-level state inspection agencies, relevant agencies, units to fulfill the draft inspection plan (if any);

6. The inspection plan submitted to Director of Department, presidents of People’s committees of districts for approval includes the following documents:

a) Draft statement;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Draft inspection plan by agencies appointed to perform professional inspection functions (if any);

d) Collect suggestions from upper-level state inspection agencies, from relevant agencies, units (if any) into the draft inspection plan;

dd) Other information (if any);

7. Submission of the draft inspection plan to Director of Department, presidents of People’s committees of district for consideration and approval shall be made on December 05 at the latest annually. Director of Department, presidents of People’s committees of districts shall be responsible for approving the inspection plan on December 05 at the latest annually. Approval of the inspection plan must be made in writing.

8. Departmental inspectorate shall be responsible for instructing, monitoring, speeding up and inspecting the construction and implementation of annual inspection plan by the agencies appointed to perform departmental-level professional inspection functions.

9. Inspection plan by departmental, district inspectorate shall be submitted to the provincial Inspectorate within at least five days since it is approved by directors of Department, presidents of People’s committees of districts; inspection plan by the agencies appointed to perform departmental-level professional inspection functions shall be submitted to the departmental inspectorate within at least three days since it is approved by directors of Department for monitoring, speeding up and inspecting the implementation.

Chapter 4.

ADJUSTMENT, HANDLING OF OVERLAPPING, INSPECTION OF CONSTRUCTION AND IMPLEMENTATION OF INSPECTION PLAN

Article 12. Adjustment of inspection plan

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Adjustment of the inspection plan must be made in writing and in accordance with provisions set out in Articles 3, 9, 10 and 11 hereof.

Article 13. Handling of overlap in inspection plan

Upon detection of any overlap in scope, entities, content, time of inspection arising during the implementation of the inspection plan, the inspection agencies shall be responsible for cooperating with relevant inspection agencies for handling. Handling of overlap in the inspection plan shall be done as follows:

1. If the inspection plan of Government Inspectorate overlaps with that of ministerial, provincial inspectorate, Government Inspectorate shall expedite investigation.

2. If the inspection plan of ministerial inspectorate overlaps with that of the agencies appointed to perform ministerial-level professional inspection function and that of departmental inspectorate, ministerial inspectorate shall expedite investigation.

If the inspection plans of ministerial inspectorate overlap with one another, the ministerial inspectorate functioning state administration of main branches, sectors of the entities subject to inspection shall expedite investigation.

If the inspection plan of ministerial inspectorate overlaps with that of provincial inspectorate, in reliance on the Law on Inspection and decentralization of state management between the Ministries and People’s committees of provinces on subject matters of inspection to determine either ministerial inspectorate or provincial inspectorate shall assume the responsibility for the inspection.

3. If the inspection plan of provincial inspectorate overlaps with those of departmental inspectorate, district inspectorate, the provincial inspectorate shall expedite investigation.

4. If the inspection plan of departmental inspectorate overlaps with that of the agencies appointed to perform departmental-level professional inspection function, the departmental inspectorate shall expedite investigation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

If the inspection plan of departmental inspectorate overlaps with that of district inspectorate, in reliance on the Law on Inspection and decentralization of state management between the Services and People’s committees of provinces on subject matters of inspection to determine either departmental inspectorate or district inspectorate shall assume the responsibility for the inspection.

5. If the inspection plans of multiple inspection agencies overlap with one another in content, time, entities, provisions set out in Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 13 hereof shall be applied for handling.

Article 14. Inspection of construction and implementation of inspection plan

1. Inspection of the construction and implementation of the inspection plan is conducted by upper inspection agencies on lower inspection agencies or agencies appointed to perform professional inspection functions to ensure the construction and implementation of the inspection plan conform to the Law on Inspection and to prevent, detect and handle overlaps in the inspection plan.

2. Powers for performance of inspection:

a) Government Inspectorate inspects construction and implementation of the inspection plan of ministerial and provincial inspectorate;

b) Ministerial inspectorate inspects construction and implementation of the inspection plan of the agencies appointed to perform ministerial-level professional inspection functions;

c) Provincial Inspectorate inspects construction and implementation of the inspection plan of departmental and district inspectorate;

d) Departmental inspectorate inspects construction and implementation of the inspection plan of the agencies appointed to perform departmental-level professional inspection functions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Before inspection is started, upper state inspection agencies must issue a written notice to lower state inspection agencies or agencies appointed to perform professional inspection functions about time, venue, content and members of the inspection team.

4. The unit subject to inspection shall be responsible for preparing relevant information and making the report on the construction and implementation of the inspection plan as requested by competent agencies so that efficiency and quality of the inspection is ensured.

5. The inspection team must be certain of time, venue and subject matters of inspection and is not permitted to cause difficulties and annoyance to the units subject to inspection. When inspection closes, the inspection team must make the report on results of inspection to heads of state inspection agencies. The report must be specified with the followings:

a) Situation and results of construction and implementation of inspection plan by the units subject to inspection;

b) Difficulties in construction and implementation of inspection plan or overlaps in inspection plans (if any);

c) Proposals for handling difficulties or overlaps (if any);

dd) Other information (if any);

Chapter 5.

IMPLEMENTATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, presidents of People’s committees of central-affiliated provinces, cities, heads of the agencies appointed to perform professional inspection functions; chief inspectors of Ministries, provinces shall provide detailed guidance on the construction of the inspection plan within their management in reliance on the provisions set out hereof.

Article 16. Commendation and handling of violations

1. Organizations, individuals that achieve excellent performance in the construction and implementation of the orientation of the inspection program, inspection plan shall be commended under applicable regulations.

2. Organizations, individuals that commit any violation during the construction and implementation of the orientation of the inspection program, inspection plan, depending on nature and severity of the violations, shall be handled under applicable regulations.

3. Construction and implementation of the orientation of the inspection program, inspection plan shall be put into the criteria used for evaluation of annual performance by agencies, organizations and units.

Article 17. Effect

This Circular takes effect since July 01, 2014.

Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Government Inspectorate for instructions, amendments, supplements./.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

INSPECTOR GENERAL




Huynh Phong Tranh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 01/2014/TT-TTCP ngày 23/04/2014 quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra do Thanh tra Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


50.805

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.38.110
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!