Cục An toàn thông tin cần phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ Công an trong những công tác nào?
Cục An toàn thông tin trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có chức năng gì?
Cục An toàn thông tin trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có chức năng được quy định tại Điều 1 Quyết định 1499/QĐ-BTTTT năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 14/08/2023) như sau:
Vị trí và chức năng
Cục An toàn thông tin là tổ chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về an toàn thông tin mạng.
Cục An toàn thông tin có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, cục An toàn thông tin trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có chức năng năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về an toàn thông tin mạng.
Trước đây, chức năng của cục An toàn thông tin trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định tại Điều 1 Quyết định 2036/QĐ-BTTTT năm 2019 (Hết hiệu lực từ 14/08/2023) quy định về vị trí và chức năng của Cục An toàn thông tin như sau:
Vị trí và chức năng
Cục An toàn thông tin là cơ quan trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về an toàn thông tin.
Cục An toàn thông tin có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội.
Theo quy định trên thì Cục An toàn thông tin trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về an toàn thông tin.
Cục An toàn thông tin cần phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ Công an trong những công tác nào? (Hình từ Internet)
Cục An toàn thông tin cần phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ Công an trong những công tác nào?
Cục An toàn thông tin cần phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ Công an trong những công tác được quy định tại khoản 3 Điều 2 Quyết định 1499/QĐ-BTTTT năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 14/08/2023) như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
3. Phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước
a) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ và các cơ quan có liên quan khác trong công tác: bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật.
b) Tham gia xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các định mức kinh tế - kỹ thuật, các cơ chế, chính sách về giá, khung giá đối với dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng.
c) Phối hợp xử lý thông tin vi phạm pháp luật trên mạng Internet.
...
Như vậy, cục An toàn thông tin cần phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ Công an trong những công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật.
Trước đây, cục An toàn thông tin cần phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ Công an trong những công tác được quy định tại khoản 15 Điều 2 Quyết định 2036/QĐ-BTTTT năm 2019 (Hết hiệu lực từ ngày 14/08/2023) quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục An toàn thông tin như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
15. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực về an toàn thông tin; cấp các chứng nhận, chứng chỉ về an toàn thông tin, công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Cục An toàn thông tin cần phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ Công an trong những công tác sau:
(1) Công tác bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực về an toàn thông tin;
(2) Công tác cấp các chứng nhận, chứng chỉ về an toàn thông tin, công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.
Cục An toàn thông tin có những đơn vị sự nghiệp trực thuộc nào?
Cục An toàn thông tin có những đơn vị sự nghiệp trực thuộc được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 Quyết định 1499/QĐ-BTTTT năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 14/08/2023) như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
...
2. Tổ chức bộ máy:
...
b) Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc:
- Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC);
- Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC).
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc do Cục trưởng xây dựng trình Bộ trưởng quyết định.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng do Cục trưởng quyết định.
Mối quan hệ công tác của các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục do Cục trưởng quyết định.
...
Theo đó, cục An toàn thông tin có những đơn vị sự nghiệp trực thuộc gồm:
- Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC);
- Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC).
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc do Cục trưởng xây dựng trình Bộ trưởng quyết định.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng do Cục trưởng quyết định.
Mối quan hệ công tác của các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục do Cục trưởng quyết định.
Trước đây, Cục An toàn thông tin có những đơn vị sự nghiệp trực thuộc được quy định tại Điều 3 Quyết định 2036/QĐ-BTTTT năm 2019 (Hết hiệu lực từ ngày 14/08/2023) như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Lãnh đạo cục:
Cục An toàn thông tin có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác của Cục, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Tổ chức bộ máy:
a) Các phòng:
- Văn phòng;
- Phòng Quy hoạch và Phát triển;
- Phòng Thông tin và Hợp tác quốc tế;
- Phòng Pháp chế và Kiểm tra;
- Phòng An toàn hệ thống thông tin.
b) Đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
- Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC);
- Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC).
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp trực thuộc do Cục trưởng xây dựng trình Bộ trưởng quyết định.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị thuộc Cục do Cục trưởng quyết định.
3. Biên chế công chức, số lượng người làm việc của Cục do Cục trưởng xây dựng trình Bộ trưởng quyết định.
Theo đó, Cục An toàn thông tin có những đơn vị sự nghiệp trực thuộc sau:
- Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC);
- Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong giao dịch chuyển tiền điện tử, người thụ hưởng có thể đồng thời là người khởi tạo hay không?
- Trường hợp kê biên tài sản của người phải thi hành án dân sự là tài sản thế chấp thì xử lý thế nào?
- Mức trần tiền ký quỹ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao nhiêu? Người lao động có được trả lãi khi nộp tiền ký quỹ?
- Trong gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn không qua mạng theo phương thức một giai đoạn, nhà thầu xếp hạng thứ mấy thì được mời đến thương thảo hợp đồng?
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đúng không? Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân?