Cục An toàn thông tin là cơ quan trực thuộc Bộ nào? Tổ chức bộ máy của Cục An toàn thông tin như thế nào?
Cục An toàn thông tin là cơ quan trực thuộc Bộ nào?
Vị trí và chức năng của Cục An toàn thông tin được quy định tại Điều 1 Quyết định 1499/QĐ-BTTTT năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 14/08/2023) như sau:
Vị trí và chức năng
Cục An toàn thông tin là tổ chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về an toàn thông tin mạng.
Cục An toàn thông tin có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội.
Theo quy định thì Cục An toàn thông tin là tổ chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trước đây, vị trí và chức năng của Cục An toàn thông tin do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông được căn cứ vào Điều 1 Quyết định 2036/QĐ-BTTTT năm 2019 (Hết hiệu lực từ ngày 14/08/2023) như sau:
Vị trí và chức năng
Cục An toàn thông tin là cơ quan trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về an toàn thông tin.
Cục An toàn thông tin có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội.
Cục An toàn thông tin là cơ quan trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cục An toàn thông tin thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về an toàn thông tin.
Cục An toàn thông tin (Hình từ Internet)
Tổ chức bộ máy của Cục An toàn thông tin như thế nào?
Tổ chức bộ máy của Cục An toàn thông tin được quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 1499/QĐ-BTTTT năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 14/08/2023) như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
...
2. Tổ chức bộ máy:
a) Các phòng:
- Phòng Quy hoạch và Phát triển;
- Phòng Thông tin và Hợp tác quốc tế;
- Phòng Pháp chế và Kiểm tra;
- Phòng An toàn hệ thống thông tin;
- Văn phòng.
b) Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc:
- Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC);
- Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC).
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc do Cục trưởng xây dựng trình Bộ trưởng quyết định.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng do Cục trưởng quyết định.
Mối quan hệ công tác của các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục do Cục trưởng quyết định.
...
Như vây, tổ chức bộ máy của Cục An toàn thông tin:
(1) Các phòng:
- Phòng Quy hoạch và Phát triển;
- Phòng Thông tin và Hợp tác quốc tế;
- Phòng Pháp chế và Kiểm tra;
- Phòng An toàn hệ thống thông tin;
- Văn phòng.
(2) Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc:
- Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC);
- Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC).
Trước đây, tổ chức bộ máy của Cục An toàn thông tin được quy định tại Điều 3 Quyết định 2036/QĐ-BTTTT năm 2019 (Hết hiệu lực từ ngày 14/08/2023) như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Lãnh đạo cục:
Cục An toàn thông tin có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác của Cục, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Tổ chức bộ máy:
a) Các phòng:
- Văn phòng;
- Phòng Quy hoạch và Phát triển;
- Phòng Thông tin và Hợp tác quốc tế;
- Phòng Pháp chế và Kiểm tra;
- Phòng An toàn hệ thống thông tin.
b) Đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
- Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC);
- Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC).
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp trực thuộc do Cục trưởng xây dựng trình Bộ trưởng quyết định.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị thuộc Cục do Cục trưởng quyết định.
3. Biên chế công chức, số lượng người làm việc của Cục do Cục trưởng xây dựng trình Bộ trưởng quyết định.
Tổ chức bộ máy của Cục An toàn thông tin như sau:
- Các phòng:
+ Văn phòng;
+ Phòng Quy hoạch và Phát triển;
+ Phòng Thông tin và Hợp tác quốc tế;
+ Phòng Pháp chế và Kiểm tra;
+ Phòng An toàn hệ thống thông tin.
- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
+ Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC);
+ Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC).
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục An toàn thông tin là gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục An toàn thông tin được quy định tại Điều 2 Quyết định 1499/QĐ-BTTTT năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 14/08/2023) như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm; chương trình, đề án, dự án về an toàn thông tin mạng; giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng;
b) Thẩm định hồ sơ, trình Bộ trưởng cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ, thu hồi giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng (trừ sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự; sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng và dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử).
...
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc được Bộ trưởng giao.
Trước đây, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục An toàn thông tin được quy định tại Điều 2 Quyết định 2036/QĐ-BTTTT năm 2019 (Hết hiệu lực từ ngày 14/08/2023) như sau:
(1) Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, đề xuất, xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thông tin.
(2) Chủ trì, phối hợp xây dựng, trình Bộ trưởng hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm; chương trình, đề án, dự án về an toàn thông tin; giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống thông tin.
(3) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về an toàn thông tin, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống thông tin.
(4) Cấp, gia hạn, thu hồi mã số quản lý cho nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử và tin nhắn, dịch vụ nội dung qua tin nhắn, dịch vụ tin nhắn qua Internet; cấp, gia hạn, thu hồi tên định danh cho nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn, dịch vụ nội dung qua tin nhắn.
(5) Thẩm định hồ sơ, trình Bộ trưởng hoặc cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ, thu hồi giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng trừ sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử; giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng theo phân công của Bộ trưởng.
(6) Chủ trì thẩm định về an toàn thông tin mạng trong hồ sơ thiết kế hệ thống thông tin, xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin; quản lý công tác giám sát theo quy định của pháp luật.
(7) Quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, trừ sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự. Chứng nhận hợp quy về an toàn thông tin mạng; quản lý, kiểm tra, giám sát việc công bố hợp quy, sử dụng con dấu hợp quy đối với sản phẩm an toàn thông tin mạng; quản lý, kiểm tra, giám sát việc công bố hợp quy về an toàn thông tin đối với hệ thống thông tin.
(8) Chủ trì điều phối các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc; là đầu mối của Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong công tác ứng cứu sự cố, bảo đảm an toàn thông tin.
(9) Hướng dẫn, điều phối, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống, ngăn chặn thư rác, tin nhắn rác; xây dựng, vận hành hệ thống kỹ thuật hỗ trợ phòng, chống, ngăn chặn thư rác, tin nhắn rác.
(10) Chủ trì, phối hợp hướng dẫn công tác tổ chức bảo đảm an toàn thông tin cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; hướng dẫn chuyển giao giải pháp kỹ thuật, công nghệ, quy trình bảo đảm an toàn thông tin.
(11) Xây dựng và tổ chức vận hành các hệ thống đảm bảo an toàn thông tin được giao; tổ chức thực hiện việc kiểm định sản phẩm an toàn thông tin; kiểm tra, đánh giá về an toàn thông tin mạng; giám sát, thu thập, phân tích, cảnh báo về nguy cơ, mã độc, sự cố tấn công mạng; xử lý, khắc phục tấn công mạng theo quy định của pháp luật.
(12) Tham gia xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, các cơ chế, chính sách về giá, khung giá đối với dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực an toàn thông tin.
(13) Tổ chức thực hiện việc thu thập, khai thác thông tin, phân tích và dự báo về an toàn thông tin phục vụ quản lý nhà nước.
(14) Tổ chức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn thông tin. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin; tổ chức các hoạt động thúc đẩy công tác bảo đảm an toàn thông tin.
(15) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực về an toàn thông tin; cấp các chứng nhận, chứng chỉ về an toàn thông tin, công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.
(16) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện hợp tác quốc tế về an toàn thông tin theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng.
(17) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ và các cơ quan có liên quan khác trong công tác: bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; công tác bảo đảm an toàn thông tin theo quy định của pháp luật; phối hợp xử lý thông tin vi phạm pháp luật trên mạng Internet.
(18) Hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra hoạt động của các hội, hiệp hội hoạt động về an toàn thông tin quy định của pháp luật.
(19) Tổ chức cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công về an toàn thông tin mạng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Cục theo quy định của pháp luật.
(20) Thu, quản lý và sử dụng phí, lệ phí về an toàn thông tin theo quy định của pháp luật.
(21) Tổ chức thực hiện cải cách hành chính của Cục theo chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và của Bộ; hiện đại hóa công sở và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Cục; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại Cục.
(22) Quản lý tổ chức bộ máy, công chức, viên chức, người lao động; thực hiện chính sách, chế độ đối với công chức, viên chức và lao động thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
(23) Quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
(24) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS năm học 2024 2025 dành cho học sinh toàn quốc?
- Tổng hợp mẫu bản kiểm điểm cuối năm dành cho cá nhân trong hệ thống chính trị mới nhất hiện nay?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 nêu phương hướng, nhiệm vụ phải giữ vững gì trên không gian mạng trong mọi tình huống?
- Có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử để xác minh danh tính công dân khi ở nước ngoài không?
- Lịch âm tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Xem lịch âm tháng 11 2024 ở đâu? Lịch âm tháng 11 2024 có ngày 30 không?