Công tác theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật tài chính theo quy định bao gồm những nội dung gì?
Công tác theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật tài chính theo quy định bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 4 Quy chế theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2247/QĐ-BTC năm 2013 quy định về nội dung theo dõi, đánh giá như sau:
Nội dung theo dõi, đánh giá
Nội dung theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật gồm:
1. Theo dõi, đánh giá việc ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật của Quốc hội, Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Theo dõi, đánh giá việc bảo đảm các điều kiện cho thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
3. Theo dõi, đánh giá việc tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật.
Như vậy, nội dung theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật tài chính bao gồm:
(1) Theo dõi, đánh giá việc ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật của Quốc hội, Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
(2) Theo dõi, đánh giá việc bảo đảm các điều kiện cho thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
(3) Theo dõi, đánh giá việc tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật.
Công tác theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật tài chính theo quy định bao gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Việc thực hiện công tác theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật tài chính phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Quy chế theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2247/QĐ-BTC năm 2013 quy định về nguyên tắc thực hiện theo dõi, đánh giá như sau:
Nguyên tắc thực hiện theo dõi, đánh giá
1. Việc theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật tài chính chỉ thực hiện đối với những văn bản quy phạm pháp luật tài chính đã thực hiện từ 01 năm trở lên, có vướng mắc cần nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện.
2. Tuân thủ nội dung, quy trình theo dõi, đánh giá được quy định tại Quy chế này và các quy định liên quan.
3. Đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch và đúng pháp luật.
4. Không gây phiền hà và cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc đối tượng kiểm tra trực tiếp hoặc được khảo sát thu thập thông tin.
5. Khuyến khích việc huy động các Hội nghề nghiệp có lĩnh vực hoạt động liên quan tham gia theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì việc thực hiện theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật tài chính phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
(1) Việc theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật tài chính chỉ thực hiện đối với những văn bản quy phạm pháp luật tài chính đã thực hiện từ 01 năm trở lên, có vướng mắc cần nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện.
(2) Tuân thủ nội dung, quy trình theo dõi, đánh giá được quy định tại Quy chế theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2247/QĐ-BTC năm 2013 và các quy định liên quan.
(3) Đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch và đúng pháp luật.
(4) Không gây phiền hà và cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc đối tượng kiểm tra trực tiếp hoặc được khảo sát thu thập thông tin.
(5) Khuyến khích việc huy động các Hội nghề nghiệp có lĩnh vực hoạt động liên quan tham gia theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật.
Có những nội dung theo dõi, đánh giá nào về tính minh bạch của văn bản quy phạm pháp luật?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Quy chế theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2247/QĐ-BTC năm 2013 quy định về việc theo dõi, đánh giá việc ban hành văn bản như sau:
Theo dõi, đánh giá việc ban hành văn bản
...
2. Theo dõi, đánh giá về tính đầy đủ của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật:
Kết quả ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành so với yêu cầu tại văn bản quy phạm pháp luật được quy định chi tiết.
3. Theo dõi, đánh giá về tính minh bạch của văn bản quy phạm pháp luật.
a) Tình hình công khai thông qua việc bố trí văn bản vào chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
b) Tình hình công khai thông qua việc tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp tiếp thu ý kiến tham gia.
c) Tình hình công khai văn bản quy phạm pháp luật sau khi được ký ban hành.
4. Theo dõi, đánh giá về tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy phạm pháp luật:
a) Nội dung của văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành so với văn bản quy phạm pháp luật được quy định chi tiết.
b) Nội dung của văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành so với văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
...
Như vậy, nội dung theo dõi, đánh giá về tính minh bạch của văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
(1) Tình hình công khai thông qua việc bố trí văn bản vào chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
(2) Tình hình công khai thông qua việc tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp tiếp thu ý kiến tham gia.
(3) Tình hình công khai văn bản quy phạm pháp luật sau khi được ký ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cây nêu ngày Tết: Cây nêu có ý nghĩa gì? Sự tích cây nêu ngày Tết? Hình ảnh cây nêu ngày Tết? Cây nêu treo gì?
- Viết đoạn văn nói về tình cảm của em với một người bạn lớp 3? Học sinh tiểu học có những nhiệm vụ gì?
- Trao Huy hiệu Đảng đợt 3 2: Mẫu Kế hoạch trao Huy hiệu Đảng? Mức tặng thưởng kèm theo Huy hiệu Đảng?
- Bãi bỏ 9 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành từ 2025 theo Thông tư 06/2025/TT-BCA?
- Tháng 12 âm lịch 2024 có 29 hay 30 ngày? Người lao động được nghỉ Tết Âm lịch 2025 vào ngày nào?