Công nhân chế biến tại cơ sở chế biến thủy sản cần đáp ứng những yêu cầu gì? Có cần phải được đào tạo về vệ sinh thực phẩm hay không?
- Công nhân chế biến tại cơ sở chế biến thủy sản cần đáp ứng những yêu cầu gì? Quy định về bảo hộ lao động đối với công nhân chế biến thủy sản?
- Việc sử dụng hóa chất tại cơ sở chế biến thủy sản cần phải tuân thủ quy định nào?
- Cơ sở chế biến thủy sản có thể sử dụng nước đá của các cơ sở sản xuất bên ngoài hay không?
Công nhân chế biến tại cơ sở chế biến thủy sản cần đáp ứng những yêu cầu gì? Quy định về bảo hộ lao động đối với công nhân chế biến thủy sản?
Căn cứ theo tiểu mục 5.14 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4378:2001 thì công nhân chế biến tại cơ sở chế biến thủy sản cần phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:
(1) Yêu cầu chung
- Công nhân có bệnh truyền nhiễm, hoặc mắc bệnh có thể lây nhiễm cho sản phẩm như: bị bỏng, có vết thương bị nhiễm trùng, bị bệnh ngoài da, đang bị tiêu chảy … không được làm việc trong những công đoạn sản xuất có thể trực tiếp, hoặc gián tiếp làm nhiễm bẩn sản phẩm.
- Công nhân chế biến sản phẩm, phải được khám sức khỏe khi tuyển dụng và định kỳ kiểm tra sức khỏe mỗi năm một lần, đảm bảo đủ tiêu chuẩn làm việc theo quy định của Bộ Y tế. Hồ sơ theo dõi sức khỏe của từng công nhân, phải được bảo quản, lưu giữ đầy đủ tại cơ sở có thể xuất trình kịp thời khi cơ quan kiểm tra yêu cầu.
- Cán bộ công nhân viên tiếp xúc với sản phẩm phải được đào tạo và có giấy chứng nhận đã qua đào tạo về vệ sinh thực phẩm và vệ sinh cá nhân.
(2) Bảo hộ lao động
- Công nhân chế biến thủy sản trong thời gian làm việc phải:
+ Mặc quần áo bảo hộ và đi ủng.
+ Đội mũ bảo hộ che kín tóc,
+ Tại những nơi xử lý sản phẩm yêu cầu vệ sinh cao, công nhân phải đeo khẩu trang che kín miệng, mũi và râu (với người có râu).
+ Nếu sử dụng găng tay, phải đảm bảo găng tay sạch, hợp vệ sinh và không bị thủng.
- Quần áo bảo hộ phải được cơ sở chế biến tập trung giặt sạch sau mỗi ca sản xuất. Công nhân không được mặc quần áo bảo hộ ra ngoài khu vực sản xuất.
- Công nhân chế biến sản phẩm chưa bao gói phải mặc quần áo bảo hộ sáng màu và không có túi
- Công nhân chế biến không được đeo đồ trang sức, đồ vật dễ rơi, hoặc đồ vật gây nguy cơ mất vệ sinh trong khi đang làm việc.
- Quần áo, vật dụng cá nhân của công nhân phải để bên ngoài khu vực chế biến.
(3) Vệ sinh cá nhân
- Công nhân xử lý sản phẩm phải rửa tay:
+ Trước khi đi vào khu vực chế biến,
+ Sau khi đi vệ sinh,
+ Sau khi đụng tay vào mũi, miệng, hoặc
+ Sau khi tiếp xúc với bất kỳ chất gây nhiễm bẩn nào.
- Công nhân bị đứt tay, bị thương, phải được băng ngay bằng loại băng không thấm nước.
Như vậy, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì công nhân chế biến tại cơ sở chế biến thủy sản cần phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu nêu trên, trong đó đối với cán bộ công nhân viên tiếp xúc với sản phẩm thì phải được đào tạo và có giấy chứng nhận đã qua đào tạo về vệ sinh thực phẩm và vệ sinh cá nhân.
Yêu đối với công nhân chế biến tại cơ sở chế biến thủy sản? (Hình từ Internet)
Việc sử dụng hóa chất tại cơ sở chế biến thủy sản cần phải tuân thủ quy định nào?
Theo tiểu mục 5.12 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4378:2001 thì cơ sở chế biến thủy sản khi sử dụng và bảo quản hóa chất cần tuân thủ những quy định sau đây:
- Thuốc diệt chuột, diệt côn trùng và các hóa chất có khả năng gây độc phải được giữ trong phòng hoặc ngăn tủ riêng có khóa.
- Thuốc clo phải được đựng trong thùng, hộp kín, chống ăn mòn hóa học và phải có nắp đậy kín, bảo quản ở nơi khô, thoáng mát. Trong quá trình sử dụng phải thường xuyên kiểm tra chất lượng và hoạt tính của thuốc,
- Chất tẩy rửa, khử trùng và những hóa chất phải được biết rõ nguồn gốc, có nhãn hiệu rõ ràng và phải được đựng trong thùng chứa kín, bảo quản riêng biệt trong kho thông thoáng, có khóa. Trên các thùng chứa, phải ghi rõ bằng tiếng Việt tên chất tẩy rửa và khử trùng, phương pháp sử dụng.
Cơ sở chế biến thủy sản có thể sử dụng nước đá của các cơ sở sản xuất bên ngoài hay không?
Căn cư theo tiểu mục 5.6 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4378:2001 quy định về hệ thống cung cấp nước đá tại cơ sở chế biến thủy sản như sau:
Hệ thống cung cấp nước đá
5.6.1. Yêu cầu chung
5.6.1.1. Nước đá để bảo quản thủy sản phải được:
a) Sản xuất từ nước sạch hoặc nước biển sạch,
b) Sản xuất hợp vệ sinh,
c) Bảo quản, vận chuyển, phân phối và sử dụng hợp vệ sinh.
d) Thường xuyên lấy mẫu xét nghiệm chỉ tiêu vi sinh,
đ) Chỉ tiêu vi sinh của nước đá phải đạt yêu cầu như đối với nước sạch (3.11).
5.6.1.2. Nếu sử dụng nước đá của các cơ sở sản xuất nước đá bên ngoài, cơ sở đó phải theo đúng yêu cầu về vệ sinh an toàn quy định tại điều 5.6.1.1.
5.6.1.3. Phương tiện vận chuyển nước đá phải có kết cấu dễ làm vệ sinh, được chế tạo bằng vật liệu cứng, bền, không gỉ, không chứa các chất độc hại có thể nhiễm vào sản phẩm.
5.6.2. Thiết bị xay, nghiền nước đá
5.6.2.1. Có kết cấu thích hợp, dễ làm vệ sinh.
5.6.2.2. Được chế tạo bằng vật liệu bền, không gỉ, không thấm nước, không gây nhiễm độc cho sản phẩm.
Theo đó, cơ sở chế biến thủy sản có thể sử dụng nước đá của các cơ sở sản xuất nước đá bên ngoài nhưng cơ sở đó phải đảm bảo đúng yêu cầu về vệ sinh an toàn như sau:
- Sản xuất từ nước sạch hoặc nước biển sạch,
- Sản xuất hợp vệ sinh,
- Bảo quản, vận chuyển, phân phối và sử dụng hợp vệ sinh.
- Thường xuyên lấy mẫu xét nghiệm chỉ tiêu vi sinh,
- Chỉ tiêu vi sinh của nước đá phải đạt yêu cầu như đối với nước sạch
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?