Cơ sở chế biến thủy sản khi thực hiện vận chuyển sản phẩm thủy sản cần phải lưu ý những gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?
Cơ sở chế biến thủy sản khi thực hiện vận chuyển sản phẩm thủy sản cần phải lưu ý những gì?
Căn cứ theo tiểu mục 9.2, 9.3 và tiểu mục 9.4 Mục 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4378:2001 thì khi vận chuyển sản phẩm thủy sản, cơ sở chế biến thủy sản cần lưu ý tuân thủ những quy định sau đây:
(1) Bảo quản và vận chuyển
- Không được bảo quản hoặc vận chuyển chung sản phẩm thủy sản khác loại có thể ảnh hưởng đến chất lượng.
- Kho bảo quản sản phẩm phải có nhiệt kế tự ghi đặt tại nơi dễ đọc. Bộ cảm nhiệt của nhiệt kế phải đặt ở vị trí có nhiệt độ cao nhất trong kho. Đối với nơi chưa lắp nhiệt kế tự ghi, phải vẽ nhiệt độ thường xuyên với tần suất 2 giờ/lần trong điều kiện bình thường và 30 phút/lần trong trường hợp có sự cố.
- Thủy sản và sản phẩm thủy sản phải được thao tác cẩn thận trong quá trình bốc dỡ và vận chuyển, tránh làm hư hại, làm bẩn bao bì và sản phẩm.
- Không được sử dụng phương tiện vận chuyển sản phẩm thủy sản, để vận chuyển sản phẩm khác có thể gây nhiễm bẫn cho sản phẩm thủy sản. Nếu đã sử dụng để vận chuyển sản phẩm khác, phương tiện phải được vệ sinh và khử trùng cẩn thận trước khi sử dụng lại để vận chuyển sản phẩm thủy sản.
- Bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm thủy sản và các dụng cụ bên trong phương tiện vận chuyển phải nhẵn, dễ làm sạch và khử trùng. Không được vận chuyển sản phẩm thủy sản bằng các phương tiện không đảm bảo vệ sinh.
- Phương tiện, dụng cụ vận chuyển sản phẩm thủy sản phải được làm vệ sinh và khử trùng trước sau mỗi chuyến vận chuyển.
- Phải có hệ thống thoát nước khi đá tan trong quá trình vận chuyển sản phẩm thủy sản ướp đá.
- Vận chuyển thủy sản sống bằng thuyền thông thủy, hoặc thùng chứa.
- Vận chuyển thủy sản sống bằng thuyền thông thủy phải được tiến hành trong điều kiện nước không bị nhiễm bẩn.
- Thùng chứa và các chất giữ ẩm thủy sản sống trong quá trình vận chuyển phải sạch. Định kỳ làm vệ sinh và khử trùng thùng chứa sau mỗi lần chuyên chở. Nước sử dụng trong vận chuyển phải theo đúng quy định về nước sạch (3.11).
- Trong quá trình vận chuyển phải thường xuyên theo dõi để kịp thời loại bỏ những thủy sản bị chết.
(2) Yêu cầu về nhiệt độ trong quá trình vận chuyển
- Sản phẩm thủy sản tươi phải được vận chuyển và bốc xếp bằng các phương tiện phù hợp để duy trì điều kiện nhiệt độ bảo quản từ -10C đến +40C.
- Sản phẩm thủy sản đông lạnh, phải được vận chuyển bằng các loại phương tiện có máy phát lạnh để duy trì nhiệt độ vận chuyển không được cao hơn -180C, cho phép nhiệt độ tăng không quá 30C khi thời gian vận chuyển không vượt quá 12 giờ.
- Được phép vận chuyển sản phẩm thủy sản đông lạnh ở nhiệt độ -10C đến +40C tới cơ sở sản xuất để rã đông chế biến.
(3) Trách nhiệm khi vận chuyển và lưu kho
Người vận chuyển và thủ kho có trách nhiệm đảm bảo việc vận chuyển và bảo quản sản phẩm đang được lưu trữ, phải phù hợp với những quy định trong tiêu chuẩn này.
Cơ sở chế biến thủy sản (Hình từ Internet)
Cơ sở chế biến thủy sản cần sử dụng vật liệu bao gói sản phẩm như thế nào để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?
Theo tiểu mục 9.1 Mục 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4378:2001 quy định về yêu cầu đối với việc bao gói tại cơ sở chế biến thủy sản như sau:
Điều kiện về bao gói, bảo quản và vận chuyển
Bao gói
9.1.1. Sản phẩm thủy sản phải được bao gói trong những điều kiện vệ sinh thích hợp nhằm loại trừ mọi khả năng nhiễm bẩn.
9.1.2. Vật liệu bao gói và các bề mặt có khả năng tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm thủy sản phải bảo đảm các yêu cầu vệ sinh và:
- không làm hại các đặc tính cảm quan của sản phẩm,
- không lây truyền vào sản phẩm thủy sản những chất gây hại cho sức khỏe con người,
- đủ bền chắc để bảo vệ được sản phẩm bên trong.
9.1.3. Không được để vật liệu bao gói trên nền xưởng.
9.1.4. Vật liệu bao gói chưa dùng phải được bảo quản trong phòng cách xa nơi sản xuất, được bảo vệ chống nhiễm khuẩn, chống sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.
Như vậy, vật liệu bao gói sản phẩm tại cơ sở chế biến thủy sản cần phải đáp ứng những yêu cầu được quy định trên đây.
Những yêu cầu chung đối với công nhân chế biến tại cơ sở chế biến thủy sản?
Căn cứ theo tiểu mục 5.14.1 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4378:2001, công nhân chế biến tại cơ sở chế biến thủy sản cần tuân thủ những yêu cầu chung sau đây:
- Công nhân có bệnh truyền nhiễm, hoặc mắc bệnh có thể lây nhiễm cho sản phẩm như: bị bỏng, có vết thương bị nhiễm trùng, bị bệnh ngoài da, đang bị tiêu chảy … không được làm việc trong những công đoạn sản xuất có thể trực tiếp, hoặc gián tiếp làm nhiễm bẩn sản phẩm;
- Công nhân chế biến sản phẩm, phải được khám sức khỏe khi tuyển dụng và định kỳ kiểm tra sức khỏe mỗi năm một lần, đảm bảo đủ tiêu chuẩn làm việc theo quy định của Bộ Y tế;
Hồ sơ theo dõi sức khỏe của từng công nhân, phải được bảo quản, lưu giữ đầy đủ tại cơ sở có thể xuất trình kịp thời khi cơ quan kiểm tra yêu cầu;
- Cán bộ công nhân viên tiếp xúc với sản phẩm phải được đào tạo và có giấy chứng nhận đã qua đào tạo về vệ sinh thực phẩm và vệ sinh cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?