Có thể chi bồi dưỡng cho tuyên truyền viên cấp xã khi được mời tham gia các hoạt động đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật không?
- Việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật theo các nguyên tắc nào?
- Có thể chi bồi dưỡng cho tuyên truyền viên cấp xã khi được mời tham gia các hoạt động đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật không?
- Mức hưởng cho tuyên truyền viên cấp xã khi được mời tham gia các hoạt động đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật là bao nhiêu?
Việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật theo các nguyên tắc nào?
Tại Điều 2 Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP có quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật như sau:
- Kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành và được bố trí trong dự toán của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức đoàn thể ở trung ương, Uỷ ban nhân dân các cấp theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
- Ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách để triển khai thực hiện một số hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trọng tâm, trọng điểm, bao gồm các hoạt động:
+ Chi tổ chức tập huấn văn bản pháp luật mới, bồi dưỡng kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
b) Xây dựng các chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật đăng trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp
+ Chi cho Tủ sách pháp luật; thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho một số đối tượng đặc thù theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật
+ Chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ trọng điểm của các Chương trình, Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ và theo các quy định tại Thông tư liên tịch này.
Có thể chi bồi dưỡng cho tuyên truyền viên cấp xã khi được mời tham gia các hoạt động đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật không?
Có thể chi bồi dưỡng cho tuyên truyền viên cấp xã khi được mời tham gia các hoạt động đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật không?
Theo khoản 10 Điều 4 Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP có ghi nội dung chi như sau:
Nội dung chi
...
10. Chi thù lao cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật, hướng dẫn sinh hoạt chuyên đề Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt; thù lao cộng tác viên, chuyên gia tham gia các hoạt động đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Thù lao báo cáo viên cấp huyện, tuyên truyền viên, cộng tác viên thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn và tham gia các đợt phổ biến pháp luật lưu động, hướng dẫn sinh hoạt chuyên đề Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt
Từ quy định nêu trên thì việc chi bồi dưỡng cho tuyên truyền viên không phân biệt các cấp, cho nên trường hợp này của chị, tuyên truyền viên cấp xã vẫn được hưởng.
Mức hưởng cho tuyên truyền viên cấp xã khi được mời tham gia các hoạt động đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật là bao nhiêu?
Cụ thể tại tại Mục 2 Phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP có quy định như sau:
Mức hưởng tối đa: 300.000 đồng/Người/buổi (Tuỳ theo trình độ của báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, tính chất nghiệp vụ phức tạp của từng đợt, buổi tuyên truyền, hướng dẫn)
- Thù lao báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật, cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù thì mức hưởng được hưởng thêm 20% so với mức thù lao.
Theo hướng dẫn của Mục II Luật Phổ biến giáo dục pháp luật 2012 thì nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật áp dụng cho các đối tượng đặc thù là:
+ Người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân,
- Người lao động trong các doanh nghiệp,
- Nạn nhân bạo lực gia đình,
- Người khuyết tật,
- Người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc,
- Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị phạt tù được hưởng án treo.
Chị xem xét trường hợp của mình để áp dụng hai nội dung chi em nêu trên.
Như vậy trên đây bao gồm 06 đối tượng đặc thù đó là Người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân, người lao động trong các doanh nghiệp, người khuyết tật, người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc và người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị phạt tù được hưởng án treo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?