Thực hiện pháp luật là gì? Thực hiện pháp luật có những hình thức nào? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật như thế nào?
Thực hiện pháp luật là gì? Thực hiện pháp luật có những hình thức nào?
Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.
Hiện nay có 4 hình thức thi hành pháp luật là: Tuân thủ pháp luật, Thi hành pháp luật, Sử dụng pháp luật, Áp dụng pháp luật. Cụ thể:
- Tuân thủ pháp luật: chủ thể kiềm chế mình không thực hiện điều pháp luật cấm. Hành vi tuân thủ pháp luật được thực hiện dưới dạng không hành động.
Ví dụ: Hành vi trồng cây có chứa chất ma túy, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy quy định tại khoản 11 Điều 5 Luật Phòng, chống ma túy 2021.
- Thi hành pháp luật: Chủ thể bằng hành vi tích cực của mình thực hiện điều pháp luật yêu cầu. Hành vi thi hành pháp luật được thực hiện dưới dạng hành động.
Ví dụ: Nghĩa vụ quân sự quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015
- Sử dụng pháp luật: Chủ thể thực hiện cách thức xử sự mà pháp luật cho phép. Hành vi sử dụng pháp luật được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.
Ví dụ: Quyền tự do ngôn luận của công dân quy định tại Điều 25 Hiến pháp 2013
- Áp dụng pháp luật: Là hình thức thục hiện pháp luật trong đó Nhà nước, thông qua cơ quan cán bộ Nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền, tổ chức cho các chủ thể thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ do pháp luật quy định, thay đổi, đình chỉ, chấm dứt quan hệ pháp luật.
Ví dụ: Thẩm quyền đăng ký kết hôn của Uỷ ban nhân dân xã quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Thực hiện pháp luật là gì? Thực hiện pháp luật có những hình thức nào? (Hình từ Internet)
Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật như thế nào? Các hành vi bị cấm trong phổ biến, giáo dục pháp luật?
Các hình thức thực hiện pháp luật được phân biệt dựa trên những yếu tố sau:
Tuân thủ pháp luật | Thi hành pháp luật | Sử dụng pháp luật | Áp dụng pháp luật | |
Bản chất | Là hoạt động thực hiện pháp luật có tính chất thụ động và thể hiện dưới dạng không hành động một hành vi nào đó | Là việc chủ thể pháp luật hành động một hành vi nào đó theo hướng chủ động và tích cực | Là hoạt động thực hiện pháp luật bằng cách hành động hoặc không hành động một hành vi cụ thể | Là việc những cơ quan có thẩm quyền dựa vào pháp luật để điều chỉnh, giải quyết những hành vi sai trái, trong khuôn khổ trách nhiệm quyền hạn của mình |
Chủ thể thực hiện | Mọi chủ thể pháp luật | Mọi chủ thể pháp luật | Mọi chủ thể pháp luật | Cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền |
Hình thức thể hiện | Thường là hình thức cấm đoán một hành vi cụ thể nào đó | Thường được thể hiện dưới hình thức bắt buộc thực hiện | Thể hiện ở mọi loại quy phạm khác nhau | Thường được thể hiện theo hình thức quy phạm trao quyền. |
Tính bắt buộc | Bắt buộc thực hiện | Bắt buộc thực hiện | Không bắt buộc.Chủ thể tự thực hiện theo mong muốn của mình | Bắt buộc thực hiện |
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Theo Điều 9 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 các hành vi bị cấm trong phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:
- Truyền đạt sai lệch, phê phán nội dung pháp luật được phổ biến; không cung cấp thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu có nội dung sai sự thật, trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Lợi dụng phổ biến, giáo dục pháp luật để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Cản trở việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Lợi dụng việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật để gây cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gây mất trật tự, an toàn xã hội.
Cơ quan nào có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật?
Căn cứ Điều 27 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có quy định như sau:
Trách nhiệm của chính quyền các cấp ở địa phương
1. Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:
a) Quyết định các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phân bổ dự toán ngân sách địa phương cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Giám sát việc thực hiện pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền chương trình, kế hoạch, đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
c) Xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật theo quy định của pháp luật;
d) Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên, cơ quan có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật là Hội đồng nhân dân các cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?