Cơ quan nào có thẩm quyền quy định tiêu chuẩn phong đẳng cấp trọng tài thể thao thành tích cao?
Cơ quan nào có thẩm quyền quy định tiêu chuẩn phong đẳng cấp trọng tài thể thao thành tích cao?
Căn cứ Điều 42 Luật Thể dục, thể thao 2006, khoản 3 Điều 2 Luật Thể dục, thể thao sửa đổi 2018 quy định về đẳng cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao thành tích cao như sau:
Đẳng cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao thành tích cao
1. Đẳng cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao nhằm đánh giá trình độ chuyên môn của vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao.
2. Liên đoàn thể thao quốc gia công nhận đẳng cấp cho vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao.
3.Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tiêu chuẩn phong đẳng cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao.
Theo đó, cơ quan có quyền quy định tiêu chuẩn phong đẳng cấp trọng tài thể thao thành tích cao là Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Phong đẳng cấp trọng tài thể thao (Hình từ Internet)
Phong đẳng cấp trọng tài không bảo đảm tiêu chuẩn thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 13 Nghị định 46/2019/NĐ-CP về vi phạm quy định về phong đẳng cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao thành tích cao như sau:
Vi phạm quy định về phong đẳng cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao thành tích cao
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phong đẳng cấp vận động viên không bảo đảm tiêu chuẩn.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phong đẳng cấp huấn luyện viên, trọng tài không bảo đảm tiêu chuẩn.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ kết quả phong đẳng cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Căn cứ Điều 5 Nghị định 46/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thể thao được quy định tại Nghị định này là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 2 Điều 11, các Điều 13,14,16, khoản 2 Điều 17 và khoản 2 Điều 20 của Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định trên, tổ chức phong đẳng cấp trọng tài thể thao thành tích cao không bảo đảm tiêu chuẩn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đồng thời kết quả phong đẳng cấp đối với trọng tài thể thao thành tích cao cũng sẽ bị hủy bỏ.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức phong đẳng cấp trọng tài không bảo đảm tiêu chuẩn là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 129/2021/NĐ-CP bổ sung cho Chương I Nghị định 46/2019/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong lĩnh vực thể thao
a) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao đang thực hiện là hành vi có tính chất kéo dài, đã và đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm và hành vi đó vẫn đang trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước;
b) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức phong đẳng cấp trọng tài không bảo đảm tiêu chuẩn là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức phạt nồng độ cồn 2025 đối với xe máy chính thức? Mức trừ điểm GPLX đối với xe máy khi vi phạm nồng độ cồn 2025?
- Mẫu bài phát biểu sơ kết học kì 1 năm 2024 2025? Tải mẫu bài phát biểu sơ kết học kì 1 năm 2024 2025 ở đâu?
- Chính thức cấm bóng cười shisha, thuốc lá điện tử từ 1 1 2025? Sử dụng bóng cười có bị phạt không 2025?
- Tài sản bị tịch thu có thuộc tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân không? Tài sản tịch thu gồm những loại nào?
- Chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng theo Nghị định 177/2024 ra sao?