Có lắp camera giám sát hành trình nhưng không ghi lại hình ảnh trên xe trong quá trình xe tham gia giao thông tài xế bị phạt bao nhiêu tiền?
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có bắt buộc phải gắn camera giám sát hành trình hay không?
- Có lắp camera giám sát hành trình nhưng không ghi lại hình ảnh trên xe trong quá trình xe tham gia giao thông tài xế bị phạt bao nhiêu tiền?
- Camera giám sát hành trình của xe ô tô vận tải hành khách phải bảo đảm các yêu cầu nào?
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có bắt buộc phải gắn camera giám sát hành trình hay không?
Camera hành trình là thiết bị dùng để ghi lại hình ảnh phía trước, sau và trong xe khi quá trình xe lưu thông trên đường.
Camera hành trình có các chức năng cơ bản là ghi lại hình ảnh, âm thanh trong quá trình tham gia giao thông. Các hình ảnh được truyền trực tiếp đến người lái và những người có quyền truy cập từ xa thông qua các kết nối không dây.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP có quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe cụ thể như sau:
Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
2. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách là một trong các loại xe bắt buộc phải gắn camera giám sát hành trình.
Theo đó, thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.
Có lắp camera giám sát hành trình nhưng không ghi lại hình ảnh trên xe trong quá trình xe tham gia giao thông tài xế bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Có lắp camera giám sát hành trình nhưng không ghi lại hình ảnh trên xe trong quá trình xe tham gia giao thông tài xế bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c khoản 12 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ cụ thể như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
...
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
o) Không sử dụng thẻ nhận dạng lái xe để đăng nhập thông tin theo quy định hoặc sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của lái xe khác để đăng nhập thông tin khi điều khiển xe ô tô chở khách;
p) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) theo quy định hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác làm sai lệch dữ liệu của camera lắp trên xe ô tô;
q) Điều khiển xe vận chuyển khách du lịch, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng sử dụng hợp đồng điện tử không có thiết bị để truy cập được nội dung của hợp đồng điện tử và danh sách hành khách hoặc có nhưng không cung cấp cho lực lượng chức năng khi có yêu cầu, chở người không có tên trong danh sách hành khách hoặc vận chuyển không đúng đối tượng theo quy định (đối với xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng vận chuyển học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc).
Như vậy, theo quy định nêu trên, tài xế điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có gắn camera giám sát hành trình nhưng không ghi lại hình ảnh trên xe trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Camera giám sát hành trình của xe ô tô vận tải hành khách phải bảo đảm các yêu cầu nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP có quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe như sau:
- Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam);
- Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế; phòng, chống buôn lậu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?