Đề xuất lắp camera giám sát hành trình trên ô tô cá nhân tại Dự thảo Luật Trật tự ATGT đường bộ mới?
Đề xuất xe ô tô cá nhân lắp camera giám sát hành trình?
Theo Dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ mới nhất, Bộ Công an đề xuất xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông cần có thiết bị giám sát hành trình; thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh người lái xe.
Trong đó, theo Dự thảo, xe cơ giới gồm:
- Xe ô tô;
- Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô;
- Xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ;
- Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ;
- Xe mô tô;
- Xe gắn máy và các loại xe tương tự kể cả phương tiện giao thông công nghệ mới, phương tiện giao thông đa tính năng.
Như vậy, so với quy định hiện hành, không chỉ xe ôtô kinh doanh vận tải mà xe ô tô cá nhân cũng phải có camera giám sát hành trình.
Các chuyên gia giao thông cho rằng, với đề xuất trên tại dự thảo Luật trật tự ATGT, gần 4 triệu ô tô cá nhân cũng sẽ phải lắp đặt thiết bị camera giám sát hành trình. Đây là một đề xuất có tác động lớn đến người dân nên cần làm rõ mục tiêu của đề xuất, cũng như việc quản lý, hình thành, tích hợp dữ liệu thu thập. Cơ quan soạn thảo cũng nên có khảo sát, thí điểm quy trình quản lý để đảm bảo khả thi.
Nguồn: Báo điện tử Công an nhân dân
Đề xuất lắp camera giám sát hành trình trên ô tô cá nhân tại Dự thảo Luật Trật tự ATGT đường bộ mới? (Hình từ Internet)
Quy định về việc lắp camera giám sát hành trình đối với ô tô kinh doanh vận tải hiện nay ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 8 Điều 34 Nghị định 10/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP như sau:
Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
...
8. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp camera theo quy định của Nghị định này, khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu. Thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Nghị định này.
Như vậy, theo quy định thì đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp camera theo quy định của Nghị định 10/2020/NĐ-CP, khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu.
Thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
Những xe kinh doanh vận tải buộc phải lắp camera hành trình gồm:
+ Ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên (theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP).
+ Ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo (theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP).
Sử dụng thông tin từ camera hành trình của ô tô kinh doanh vận tải như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về việc lắp đặt, quản lý, khai thác thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe như sau:
Lắp đặt, quản lý, khai thác thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe
1. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải được hợp quy, đảm bảo ghi nhận, truyền dẫn đầy đủ, liên tục về máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải chủ quản hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình các thông tin bắt buộc gồm: hành trình, tốc độ, thời gian người lái xe liên tục.
2. Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải
a) Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên các phương tiện của đơn vị theo quy định;
b) Duy trì tình trạng kỹ thuật tốt, đảm bảo truyền dẫn và cung cấp đầy đủ, chính xác, liên tục các thông tin bắt buộc theo quy định từ thiết bị giám sát hành trình trong suốt quá trình phương tiện tham gia giao thông;
c) Cung cấp tên đăng nhập và mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các xe thuộc đơn vị cho Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu, biển hiệu;
d) Bố trí cán bộ thực hiện theo dõi, giám sát hoạt động của phương tiện qua thiết bị giám sát hành trình trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh vận tải của phương tiện; thực hiện cảnh báo, xử lý người lái xe khi có vi phạm theo nội quy, quy chế của đơn vị;
đ) Cập nhật, lưu trữ có hệ thống các thông tin bắt buộc tối thiểu 01 năm.
3. Đơn vị kinh doanh vận tải và người lái xe thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 12 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
Như vậy, việc lắp đặt, quản lý, khai thác thông tin từ thiết bị camera giám sát hành trình của xe được quy định như trên.
Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải được hợp quy, đảm bảo ghi nhận, truyền dẫn đầy đủ, liên tục về máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải chủ quản hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình các thông tin bắt buộc gồm: hành trình, tốc độ, thời gian người lái xe liên tục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?