Có các tiêu chuẩn quốc gia nào được áp dụng với sản phẩm là mứt trái cây? Tại tiêu chuẩn quốc gia yêu cầu về chất lượng với mứt trái cây là gì?
Có các tiêu chuẩn quốc gia nào được áp dụng với sản phẩm là mứt trái cây?
Về tiêu chuẩn liên quan đến mứt trái cây thì theo kiểm tra của ban Hỗ trợ, hiện chỉ có 2 tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10393:2014 (CODEX STAN 296:2009) về Mứt nhuyễn, mứt đông và mứt từ quả có múi
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1870:2007 (CODEX STAN 80:1981) về mứt cam, quýt
Ngoài ra, về mặt quy định thì mứt không phải là sản phẩm có QCVN riêng, do đó không bắt buộc phải áp dụng theo quy định cụ thể nào về tiêu chuẩn (về thông thường TCVN thì không phải là bắt buộc, chỉ có QCVN mới bắt buộc). Công ty chị hoàn toàn có thể lựa chọn 1 tiêu chuẩn khác (tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn cơ sở của công ty) để áp dụng.
Có các tiêu chuẩn quốc gia nào được áp dụng với sản phẩm là mứt trái cây? (Hình từ Internet)
Tại tiêu chuẩn về mứt nhuyễn, mứt đông và mứt từ quả có múi yêu cầu về chất lượng thế nào?
Đối với mứt nhuyễn, mứt đông và mứt từ quả có múi chỉ nêu về thành phần chính và chỉ tiêu chất lượng tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10393:2014 (CODEX STAN 296:2009) như sau:
* Thành phần chính
1- Thành phần cơ bản:
- Thực phẩm tạo ngọt
- Thành phần quả với các lượng quy định như sau:
+ Sản phẩm, nêu trong tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10393:2014 phải được chế biến sao cho lượng thành phần quả sử dụng, tính bằng phần trăm sản phẩm cuối cùng, không được nhỏ hơn 45 % trừ các loại quả sau:
++ 35 % đối với quả lý chua đen, xoài, mộc qua, chôm chôm, lý chua đỏ, tầm xuân, bụp giấm, thanh lương trà và quả mai biển (sea-buckthorn);
++ 30 % đối với quả mãng cầu xiêm và nam việt quất;
++ 25 % đối với chuối, mít tố nữ, gừng, ổi, mít và quả hồng xiêm;
++ 23 % đối với quả điều;
++ 20 % đối với quả sầu riêng;
++ 10 % đối với quả me;
++ 8 % đối với quả chanh leo và các loại quả khác có hương đậm hoặc có độ axit cao1).
Khi quả được trộn lẫn với nhau thì hàm lượng tối thiểu phải giảm đi theo tỷ lệ phần trăm được sử dụng.
Hoặc:
+ Sản phẩm, nêu trong tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10393:2014 phải được chế biến sao cho lượng quả được sử dụng, tính bằng phần trăm sản phẩm cuối cùng, không được nhỏ hơn 35 % trừ các loại quả sau:
++ 25 % đối với quả lý chua đen, xoài, mộc qua, chôm chôm, lý chua đỏ, tầm xuân, bụp giấm, thanh lương trà và quả mai biển;
++ 20 % đối với quả mãng cầu xiêm và nam việt quất;
++ 16 % đối với quả điều;
++ 15 % đối với chuối, mít tố nữ, ổi, mít và quả hồng xiêm;
++ 11% đến 15 % đối với gừng;
++ 10 % đối với quả sầu riêng;
++ 6 % đối với quả chanh leo, quả me và các loại quả khác có hương đậm hoặc có độ axit cao1).
Khi quả được trộn lẫn với nhau thì hàm lượng tối thiểu phải giảm đi theo tỷ lệ phần trăm được sử dụng.
Trong trường hợp nước nho, nước nho cô đặc và mứt nho Labrusca, khi được bổ sung làm thành phần tùy chọn thì thành phần này là một phần của hàm lượng quả yêu cầu.
+ Mứt từ quả có múi
Sản phẩm, nêu trong tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10393:2014, phải được chế biến sao cho lượng quả có múi được sử dụng trong chế biến 1000 g sản phẩm cuối cùng không được nhỏ hơn 200 g, trong đó ít nhất 75 g thu được từ vỏ quả trong2).
Ngoài ra, thuật ngữ “mứt đông từ quả có múi” như định nghĩa trong 2.1 có thể được sử dụng khi sản phẩm không chứa chất không hòa tan nhưng có thể chứa lượng nhỏ cùi quả cắt mỏng.
+ Mứt không phải từ quả có múi
Sản phẩm, nêu trong tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10393:2014, phải được chế biến sao cho lượng quả được sử dụng, tính bằng phần trăm sản phẩm cuối cùng, không được nhỏ hơn 30 %, ngoại trừ: 11 % đối với gừng.
Lưu ý: Trong trường hợp là mứt đông thì lượng mứt thích hợp sẽ được tính sau khi trừ đi khối lượng của nước, dùng để chuẩn bị dịch chiết.
2- Thành phần cho phép khác
Bất kỳ thành phần thực phẩm thích hợp nào có nguồn gốc thực vật đều có thể được sử dụng cho sản phẩm nêu trong tiêu chuẩn này. Sản phẩm này bao gồm quả, thảo mộc, gia vị, quả hạch, đồ uống có cồn, tinh dầu và dầu mỡ thực phẩm (sử dụng làm chất chống tạo bọt) miễn là chúng không che giấu chất lượng kém của sản phẩm và gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
* Chỉ tiêu về chất lượng
- Yêu cầu chung
Sản phẩm cuối cùng phải có độ sánh đồng nhất thích hợp, có màu sắc và hương vị phù hợp với loại hoặc thành phần quả sử dụng trong chế biến dạng hỗn hợp, có tính đến hương vị của thành phần bổ sung hoặc bất kỳ chất tạo màu cho phép khác được sử dụng. Sản phẩm không được có khuyết tật thông thường liên quan đến quả. Mứt đông và mứt đặc phải trong hoặc trong suốt.
- Khuyết tật cho phép đối với mứt
Sản phẩm thuộc đối tượng áp dụng tiêu chuẩn này không được có nhiều khuyết tật như vỏ quả (nếu được bóc vỏ), hạt, mảnh hạt và tạp chất khoáng. Trong trường hợp là loại quả mọng, quả thanh long và quả lạc tiên thì hạt sẽ được coi là thành phần tự nhiên của quả và không phải là khuyết tật, trừ khi sản phẩm được công bố là “không hạt”.
- Xác định hộp “khuyết tật”
Hộp bị coi là khuyết tật khi không đáp ứng một hoặc một số các yêu cầu chất lượng quy định nêu trong 3.3.1.
- Chấp nhận lô hàng
Lô hàng được coi là đáp ứng các yêu cầu về chất lượng quy định nêu trong 3.3.1 khi số “khuyết tật” theo định nghĩa trong 3.4 không vượt quá số chấp nhận (c) của phương án lấy mẫu thích hợp với AQL bằng 6,5.
Tại tiêu chuẩn về mứt cam, quýt yêu cầu chất về lượng mứt như thế nào?
Tại tiểu mục 3.4 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1870:2007 (CODEX STAN 80:1981) về mứt cam, quýt quy định về yêu cầu về chất lượng mứt cam, quýt như sau:
Yêu cầu chất lượng
- Yêu cầu chung
Thành phẩm phải ở dạng dẻo hoặc sệt, có màu và mùi tự nhiên của loại cam, quýt được sử dụng và hương của thành phần được bổ sung. Sản phẩm không được chứa hạt, hoặc một phần của hạt, tạp chất có nguồn gốc thực vật và không có khuyết tật khác liên quan đến quả.
- Phân loại "khuyết tật"
Bao gói mà không đáp ứng được một hoặc nhiều yêu cầu chất lượng được nêu trong Tiểu mục 3.4.1 Mục này sẽ được coi là "khuyết tật".
- Chấp nhận lô hàng
Lô hàng được coi là đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng nêu trong tiểu mục 3.4.1 khi số lượng các khuyết tật, mô tả trong tiểu mục 3.4.2, không vượt quá số chấp nhận (c) của kế hoạch lấy mẫu thích hợp (AQL -6,5) được quy định trong CAC/RM 42-1969 Kế hoạch lấy mẫu sản phẩm bao gói sẵn (Sampling Plans for Prepackaged Foods).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?
- Mẫu Phiếu đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Ai có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn?
- Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho ai? Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân sẽ do cơ quan nào cấp?
- Bạo lực học đường là hành vi như thế nào? Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường được thực hiện như thế nào?
- Tố tụng hình sự là gì? Ai ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự? 27 nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng Hình sự?