TCVN 13943-15:2024 (BS EN 14617-15:2005) về Đá nhân tạo - Phương pháp thử - Phần 15: Xác định cường độ chịu nén thế nào?
TCVN 13943-15:2024 (BS EN 14617-15:2005) về Đá nhân tạo - Phương pháp thử - Phần 15: Xác định cường độ chịu nén thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13943-15:2024 (BS EN 14617-15:2005) về Đá nhân tạo - Phương pháp thử - Phần 15: Xác định cường độ chịu nén (Agglomerated stone - Test Methods Part 15: Determination of compressive strength)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13943-15:2024 (BS EN 14617-15:2005) quy định phương pháp xác định cường độ chịu nén của đá nhân tạo
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13943-15:2024 (BS EN 14617-15:2005). Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
EN 197-1, Cement - Part 1: Composition, specifications and conformity criteria for common cements (Xi măng - Phần 1: Thành phần, thông số kỹ thuật và tiêu chí phù hợp cho các loại xi măng thông thường)
EN 12390, Testing hardened concrete (Thử nghiệm bê tông đã đông cứng)
EN 14618, Agglomerated stone- Terminology and classification (Đá nhân tạo - Thuật ngữ và phân loại).
Nguyên tắc xác định cường độ chịu nén: Các mẫu thử, sau khi chuẩn bị bề mặt hoặc nếu cần sau khi bịt đầu mẫu, đặt chính giữa trên tấm kim loại của máy thử nghiệm. Đặt tải trọng sao cho phân bố được đồng đều và tăng liên tục cho đến khi xảy ra phá vỡ mẫu.
TCVN 13943-15:2024 (BS EN 14617-15:2005) về Đá nhân tạo - Phương pháp thử - Phần 15: Xác định cường độ chịu nén thế nào? (Hình từ Internet)
Chuẩn bị mẫu cường độ chịu nén của đá nhân tạo thế nào?
Chuẩn bị mẫu cường độ chịu nén của đá nhân tạo được quy định tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13943-15:2024 (BS EN 14617-15:2005) như sau:
Lấy mẫu
Việc lấy mẫu không thuộc trách nhiệm của phòng thử nghiệm trừ trường hợp đặc biệt được yêu cầu thực hiện việc này.
Ít nhất sáu mẫu phải được thử nghiệm.
Mẫu thử nghiệm
Các mẫu thử phải là hình khối lập phương có cạnh (70 ± 5) mm hoặc (50 ± 5) mm hoặc hình trụ tròn thẳng có đường kính và chiều cao bằng (70 ± 5) mm hoặc (50 ± 5) mm.
Chiều cao của mẫu cũng có thể đạt được bằng cách dán, sử dụng chất kết dính phù hợp, các mẫu khác nhau có độ dày tối thiểu 6,5 mm.
Nếu kích thước tối đa quan sát được của hạt vượt quá 7 mm, thì nên có số lượng mẫu lớn hơn để thu được kết quả đại diện.
Chuẩn bị bề mặt
Yêu cầu chung
Các mặt mà tải trọng được đặt vào phải phẳng với dung sai 0,1 mm và không được lệch vuông góc với trục của mẫu thử quá 0,01 radian hoặc 1 mm trong 100 mm. Các bề mặt của mẫu thử phải nhẵn, không có các sự không đồng đều bất thường và thẳng trong vòng 0,3 mm trên toàn bộ chiều dài của mẫu.
Để đáp ứng các yêu cầu trên, các mẫu thử phải được hoàn thiện trên máy tiện hoặc máy mài bề mặt, nếu cần thiết phải sử dụng máy mài bóng.
Việc phủ keo theo quy trình chỉ ra trong 7.3.2 chỉ được sử dụng nếu không đạt được dung sai đã đưa ra với việc chuẩn bị mẫu theo phương pháp cơ học theo quy định. Điều kiện này phải được chỉ rõ trong báo cáo thử nghiệm.
Phủ bằng hồ
Nếu các mẫu có sẵn không thể đạt được chiều cao của mẫu được chỉ ra trong 7.2, thì có thể phủ mẫu tới độ cao cần thiết bằng cách sử dụng hồ được tạo thành từ nước và xi măng CEM I 52,5 R theo
EN 197-1 nước / tỷ lệ xi măng (0,6 ± 0,1), bảo dưỡng trong điều kiện phòng theo EN 197-1 trong một tuần ± 4 giờ.
Ổn định trước khi thử nghiệm
Các mẫu thử, dù có phủ hay không phủ, phải được sấy khô ở (70 ± 5) °C đến khối lượng không đổi, nghĩa là chênh lệch giữa hai lần cân không lớn hơn 0,1% khối lượng của mẫu trong (24 ± 2) h. Sau khi sấy khô và trước khi thử, các mẫu phải được bảo quản ở (20 ± 5) °C cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng nhiệt. Sau đó, các thử nghiệm phải được thực hiện trong vòng 24 h.
Cách tiến hành cường độ chịu nén của đá nhân tạo thế nào?
Cách tiến hành cường độ chịu nén của đá nhân tạo được quy định tại Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13943-15:2024 (BS EN 14617-15:2005) như sau:
Đo mẫu
Kích thước mặt cắt ngang của mẫu thử (kích thước bên đối với hình khối lập phương, đường kính đối với mẫu thử hình trụ) phải được đo chính xác đến 0,1 mm bằng cách lấy trung bình hai phép đo thực hiện ở các góc vuông với nhau ở khoảng chiều cao trên và khoảng chiều cao dưới h của mẫu thử. Kích thước bên trung bình hoặc đường kính trung bình phải được sử dụng để tính diện tích mặt cắt ngang. Chiều cao của mẫu thử phải được xác định chính xác đến 1,0 mm.
Đặt mẫu vào máy thử nghiệm
Lau sạch bề mặt các thớt nén và loại bỏ cặn bẩn bám trên bề mặt nén của mẫu thử. Căn chỉnh cẩn thận mẫu thử theo tâm của thớt cầu tự lựa, để có được chỗ đặt mẫu đồng nhất. Không sử dụng bất kỳ vật liệu chèn nào.
Đặt tải
Tải trọng đặt lên mẫu thử phải được thực hiện liên tục với tốc độ ứng suất không đổi là (1 ± 0,5) MPa/s. Tải trọng phá hủy mẫu thử phải được đo chính xác đến 1kN và ghi lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu 06 ĐK TCT tờ khai đăng ký thuế dùng cho các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế mới nhất 2025?
- Thủ tục quyết định đầu tư và quyết định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ thuộc cơ quan trung ương quản lý mới nhất 2025?
- Công tác địa chất môi trường để đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ ngày 6/1/2025 quy định như thế nào?
- Viết đoạn văn kể lại hoạt động trồng cây lớp 3? Mẫu đoạn văn kể lại hoạt động trồng cây lớp 3 hay ngắn gọn?
- Mẫu hộ chiếu nổ mìn hầm lò mới nhất áp dụng từ ngày 1/1/2025 theo Thông tư 23 quy định như thế nào?