Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10685-7:2024 ISO 1927-7:2012 về nguyên tắc vật liệu chịu lửa không định hình ra sao?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10685-7:2024 ISO 1927-7:2012 về nguyên tắc vật liệu chịu lửa không định hình ra sao?
Cụ thể, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10685-7:2024 ISO 1927-7:2012 quy định các phương pháp thử nghiệm sản phẩm định hình trước như đã nhận. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các sản phẩm bê tông sít đặc, cách nhiệt và vật liệu đầm theo quy định trong TCVN 10685-1.
CHÚ THÍCH: Giá trị chấp nhận đối với các phương pháp thử riêng biệt cần được thỏa thuận giữa các bên liên quan.
Tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10685-7:2024 ISO 1927-7:2012 quy định về nguyên tắc vật liệu chịu lửa không định hình như sau:
Thử nghiệm các sản phẩm định hình trước bằng các phương pháp định tính hoặc định lượng theo hai dạng sau:
(1) Kiểm tra ngoại quan: Kiểm tra trực quan các vết nứt hoặc khuyết tật bề mặt khác và sự phù hợp với dung sai kích thước để đánh giá tính toàn vẹn của một sản phẩm chịu lửa.
(2) Kiểm tra các tính chất cơ lý: sử dụng phương pháp phá hủy hoặc không phá hủy mẫu để đánh giá chất lượng của sản phẩm chịu lửa.
CHÚ THÍCH: Không bắt buộc phải sử dụng tất cả các phương pháp thử nghiệm được mô tả trong tiêu chuẩn này khi xác định chất lượng của một sản phẩm.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10685-7:2024 ISO 1927-7:2012 về nguyên tắc vật liệu chịu lửa không định hình ra sao? (Hình ảnh Internet)
Thiết bị, dụng cụ vật liệu chịu lửa không định hình ra sao?
Tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10685-7:2024 ISO 1927-7:2012 quy định về thiết bị, dụng cụ vật liệu chịu lửa không định hình như sau:
(1) Dụng cụ đo chiều dài, thước lá thép hoặc/và thước cặp phù hợp với dung sai yêu cầu và phù hợp với độ chính xác gấp hai lần độ chính xác yêu cầu của phép đo.
CHÚ THÍCH: Nếu có thể, dung sai kích thước ít hơn 1 mm nên được đo bằng thước cặp. Thước lá thép dùng để đo với độ chính xác tới mm (khoảng 0,5 mm) trong khi các thước cặp với độ chính xác tới 0,1 mm.
(2)Thước thép thẳng
Dày ít nhất là 5 mm và đủ dài để đo được đường chéo lớn nhất.
(3) Hai nêm đo bằng thép, có thể là:
- Loại 1, dài ít nhất là 50 mm và một đầu phẳng dày 10 mm, dài ít nhất là 10 mm và vát chéo đến “0” mm ở đầu kia (xem Hình 4a).
- Loại 2, dài 160 mm vát từ 4 mm đến “0” mm (xem Hình 4b).
Mỗi nêm được chia vạch và đánh số theo mặt dốc để chỉ ra độ dày của nêm tính từ đáy nêm và thang độ dốc tăng dần cứ 0,5 mm (Loại 1) hoặc 0,1 mm (Loại 2).
Kích thước tính bằng mm
a) Loại 1
b) Loại 2
Hình 4 - Hai loại nêm đo
(4) Lưới đo khe hở, có vạch chia 0,1 mm và/hoặc bộ căn lá thép với kích cỡ thích hợp và chính xác thường được dùng để đo độ rộng của vết nứt. Trường hợp cần thiết, căn lá thép có thể thay thế bằng nêm đo với độ chính xác phù hợp.
(5) Thước trượt, dùng để đo góc.
(6) Thước đo độ sâu, được hiệu chuẩn chiều sâu đến milimét, có một đầu dò đường kính 3 mm.
(7) Dụng cụ đo khuyết tật sứt vỡ
Dụng cụ có khe hở 2 mm trên cả hai bề mặt theo mô tả ở Hình 5 để đo kích thước khuyết tật nhỏ nhất cho góc và cạnh.
CHÚ THÍCH 1: Sử dụng một dụng cụ đo vết sứt vỡ cùng thước thép thẳng để đo khuyết tật góc (xem 6.5). Sử dụng hai dụng cụ đo vết sứt vỡ cùng với thước đo chiều dài để đo khuyết tật cạnh (xem 6.6).
CHÚ THÍCH 2: Dụng cụ đo vết vỡ cho phép đo khuyết tật cạnh một cách khách quan, rõ nét.
Kích thước tính bằng mm
Hình 5 - Dụng cụ đo khuyết tật sứt, vỡ
(8) Cân, có độ chính xác đến 1%.
(9) Thiết bị đo vận tốc xung siêu âm
(10) Thiết bị xác định tần số cộng hưởng bằng sốc cơ học
(11) Súng bật nảy
(12) Tủ sấy, có khả năng kiểm soát ở nhiệt độ (110 ± 5) °C.
(13) Lò nung, có khả năng vận hành ở nhiệt độ (1 050 ± 25) °C.
Phương pháp thử phá hủy mẫu như thế nào?
Tại tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10685-7:2024 ISO 1927-7:2012 quy định về phương pháp thử phá hủy mẫu như sau:
- Quy tắc chung
Vị trí trong viên mẫu được lấy làm mẫu thử phải được sự đồng thuận của các bên liên quan và được ghi chép trong bản báo cáo cuối cùng. Nếu không có sự đồng thuận, vị trí lấy mẫu thí nghiệm sẽ là vùng trung tâm của viên mẫu. Nếu dùng phương pháp cắt ướt để lấy mẫu thử từ viên mẫu, thì mẫu thử phải được làm sấy khô ngay sau khi cắt.
- Các tính chất cơ lý
Kích thước và các phép thử mẫu được cắt từ viên mẫu đã định hình trước tuân theo TCVN 10685-6 (ISO 1927-6). Trường hợp không thực hiện được, ví dụ, mẫu thử phải khoan lõi hoặc có kích thước phi tiêu chuẩn, kết quả thử nghiệm sẽ thay đổi do hình dạng mẫu thử khác nhau.
CHÚ THÍCH: Kết quả thu được bằng việc thử nghiệm viên mẫu định hình trước sẽ không giống kết quả thử nghiệm mẫu thử trong phòng thí nghiệm theo TCVN 10685-5 (ISO 1927-5).
- Độ ẩm (xem Chú thích 2 của 7.1.4)
Cân viên mẫu hoặc mẫu thử bằng cân phù hợp với độ chính xác 1 %, sấy khô mẫu tại 110 °C đến khối lượng không đổi.
Khối lượng hao hụt, M, là phần trăm của khối lượng ban đầu theo công thức:
Trong đó:
M: độ ẩm, đơn vị là phần trăm (%);
m1: khối lượng mẫu ban đầu, đơn vị là kilôgam (kg);
m2: khối lượng mẫu sau khi sấy khô, đơn vị là kilôgam (kg).
- Mất khi nung
Sấy sản phẩm hoặc mẫu thử tại nhiệt độ 110 °C ± 5 °C cho đến khối lượng không đổi. Để nguội đến nhiệt độ phòng và cân với độ chính xác 1 %, ghi lại khối lượng m3. Nung ở nhiệt độ 1050 °C ± 25 °C đến khối lượng không đổi. Để nguội và cân với độ chính xác 1 %, ghi lại khối lượng m4.
Tính lượng mất khi nung, L1, tính bằng phần trăm (%) khối lượng sau nung, theo công thức
Trong đó:
L1: lượng mất khi nung, đơn vị là phần trăm (%);
m3: khối lượng sau sấy, đơn vị là kilôgam (kg);
m4: khối lượng sau nung, đơn vị là kilôgam (kg).
CHÚ THÍCH 1: Nhiệt độ thử nghiệm có thể được chỉ định để xác định mất khi nung. Nhiệt độ này cần được thỏa thuận giữa các bên trước khi thử nghiệm và ghi lại trong báo cáo sau cùng.
CHÚ THÍCH 2: Nếu không thể xác định được độ ẩm hoặc độ mất khi nung trên viên mẫu có hình dạng quy định thì phải lấy mẫu thử mà không sử dụng phương pháp cắt ướt, ví dụ bằng cách phá vỡ viên mẫu để thu được mẫu thử đại diện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có thể dùng phụ lục hợp đồng lao động để điều chỉnh tăng lương đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động không?
- Nộp tiền thuế trực tiếp bằng tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước thì ngày đã nộp thuế xác định là ngày nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10685-7:2024 ISO 1927-7:2012 về nguyên tắc vật liệu chịu lửa không định hình ra sao?
- Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT thay thế Thông tư 07 quy định mẫu hồ sơ báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu thế nào?
- Có tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất đã được thu hồi nhưng chưa hoàn thành việc bồi thường không?