Chuyên gia tính toán dự phòng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm?

Muốn bổ nhiệm chuyên gia tính toán dự phòng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải đảm bảo cá nhân đó có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm? Việc bổ nhiệm có cần sự chấp thuận của Bộ Tài chính trước khi thực hiện không? Việc tính toán khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phải được chuyên gia tính toán dự phòng thực hiện định kỳ theo tháng hay quý? Câu hỏi của anh Đông từ Hà Nội

Chuyên gia tính toán dự phòng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm?

Chuyên gia tính toán dự phòng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm?

Chuyên gia tính toán dự phòng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm? (Hình từ Internet)

Căn cứ Điều 32 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn đối với chuyên gia tính toán dự phòng trong hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ như sau:

Chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
1. Chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 26 Nghị định này.
b) Là thành viên (Associate) của Hội các nhà tính toán bảo hiểm đang là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế; hoặc
c) Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và có bằng chứng chứng minh đã thi đạt tối thiểu 02 môn thi (exam) của một trong các Hội sau: Hội các nhà tính toán bảo hiểm Vương quốc Anh, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Hoa Kỳ, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Úc, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Ca-na-đa hoặc các bằng chứng chứng minh đã thi đạt các môn thi theo khóa học, chương trình đào tạo chuyên ngành tính toán được các Hội trên công nhận tương đương với 02 môn thi của Hội;
d) Không vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề tính toán bảo hiểm.
...

Theo đó, chuyên gia tính toán dự phòng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và có bằng chứng chứng minh đã thi đạt tối thiểu 02 môn thi (exam) của một trong các Hội sau:

- Hội các nhà tính toán bảo hiểm Vương quốc Anh;

- Hội các nhà tính toán bảo hiểm Hoa Kỳ;

- Hội các nhà tính toán bảo hiểm Úc;

- Hội các nhà tính toán bảo hiểm Ca-na-đa;

- Hoặc các bằng chứng chứng minh đã thi đạt các môn thi theo khóa học, chương trình đào tạo chuyên ngành tính toán được các Hội trên công nhận tương đương với 02 môn thi của Hội.

Khi bổ nhiệm chuyên gia tính toán dự phòng thì có cần sự cho phép của Bộ Tài chính trước khi thực hiện không?

Căn cứ Điều 34 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định về các thay đổi chức danh phải được Bộ Tài chính cho phép như sau:

Thủ tục bổ nhiệm, thay đổi một số chức danh quản trị, điều hành của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản khi bổ nhiệm, thay đổi các chức danh sau:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty);
b) Tổng Giám đốc (Giám đốc);
c) Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe;
d) Chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
...

Như vậy, khi doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ muốn bổ nhiệm vị trí chuyên gia tính toán dự phòng thì cần được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.

Chuyên gia tính toán dự phòng phải tính toán khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ định kỳ hàng tháng hay hàng quý?

Căn cứ Điều 16 Thông tư 50/2017/TT-BTC quy định về nhiệm vụ của chuyên gia tính toán dự phòng của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ như sau:

Nhiệm vụ của chuyên gia tính toán dự phòng nghiệp vụ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
1. Để đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải sử dụng chuyên gia tính toán dự phòng nghiệp vụ và khả năng thanh toán đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 32 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP để thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tính toán phí bảo hiểm và tham gia xây dựng quy tắc, điều khoản của các sản phẩm bảo hiểm, tái bảo hiểm, xác nhận phí bảo hiểm được xây dựng dựa trên số liệu thống kê, đảm bảo tính khả thi về kinh tế, kỹ thuật của sản phẩm và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, hàng năm đánh giá chênh lệch giữa các giả định tính phí so với thực tế triển khai của từng sản phẩm;
b) Tính toán việc trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật;
c) Tham gia thực hiện tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm phù hợp với quy định pháp luật;
d) Đánh giá tình hình chi bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
đ) Định kỳ hàng quý tính toán khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và xác nhận vào báo cáo khả năng thanh toán gửi Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật;
e) Báo cáo kịp thời bằng văn bản cho Tổng Giám đốc (Giám đốc), Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty) về mọi vấn đề bất thường có khả năng ảnh hưởng bất lợi tới tình hình tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chuyên gia tính toán dự phòng nghiệp vụ và khả năng thanh toán phải báo cáo trực tiếp Bộ Tài chính;
g) Đánh giá chương trình tái bảo hiểm và các hợp đồng tái bảo hiểm trước khi trình Tổng Giám đốc (Giám đốc), Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty) phê duyệt.
h) Các nhiệm vụ khác để đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp.
...

Theo quy định trên thì định kỳ hàng quý, chuyên gia tính toán dự phòng phải tính toán khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và xác nhận vào báo cáo khả năng thanh toán gửi Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,644 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào