Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam do cơ quan nào quản lý? Kinh phí thực hiện Chương trình đến từ các nguồn nào?
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam do cơ quan nào quản lý?
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam do cơ quan nào quản lý, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-TTg như sau:
Cơ quan quản lý Chương trình, đơn vị chủ trì đề án của Chương trình
1. Bộ Công Thương là cơ quan quản lý Chương trình.
2. Đơn vị chủ trì đề án là các bộ, ngành được giao nhiệm vụ thực hiện các đề án thuộc Chương trình theo quy định tại Chương II Quy chế này.
Như vậy, theo quy định trên thì Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam do Bộ Công Thương quản lý.
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam (Hình từ Internet)
Kinh phí thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đến từ các nguồn nào?
Kinh phí thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đến từ các nguồn được quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-TTg như sau:
Kinh phí thực hiện Chương trình
1. Kinh phí thực hiện Chương trình được hình thành từ các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước cấp hàng năm;
b) Đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia;
c) Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
d) Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương để đảm bảo chi phí cho các hoạt động sau:
a) Các nội dung quy định tại Điều 5 Quy chế này;
b) Các hoạt động quản lý Chương trình;
c) Các nội dung khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản này do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì kinh phí thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đến từ các nguồn sau:
- Ngân sách nhà nước cấp hàng năm;
- Đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia;
- Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
- Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam gồm những nội dung nào?
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam gồm những nội dung được quy định tại Điều 5 Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-TTg như sau:
- Xây dựng mục tiêu, chiến lược, Chương trình trong từng thời kỳ.
- Xây dựng hệ thống tiêu chí của Chương trình.
- Bảo hộ biểu trưng và hệ thống nhận diện Thương hiệu quốc gia Việt Nam ở trong và ngoài nước.
- Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm đáp ứng hệ thống tiêu chí Thương hiệu quốc gia Việt Nam bao gồm các hoạt động:
+ Nghiên cứu, đánh giá nhu cầu và khả năng áp dụng các tiêu chí Thương hiệu quốc gia Việt Nam tại các doanh nghiệp;
+ Phổ biến, cung cấp thông tin;
+ Tổ chức đào tạo, tập huấn, tư vấn doanh nghiệp phát triển sản phẩm.
- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu ở trong và ngoài nước bao gồm các hoạt động:
+ Tư vấn doanh nghiệp xây dựng, phát triển thương hiệu;
+ Tư vấn doanh nghiệp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước;
+ Tổ chức sự kiện, hội thảo, hội nghị, đào tạo, tập huấn.
- Các hoạt động thông tin, truyền thông cho Chương trình ở trong và ngoài nước bao gồm các hoạt động:
+ Thuê các tổ chức, chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước xây dựng, quảng bá Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
+ Điều tra, nghiên cứu thị trường để định hướng cho các hoạt động thông tin, truyền thông;
+ Truyền thông, quảng bá về Chương trình và các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam tại các sự kiện ngoại giao, kinh tế, thương mại, xúc tiến thương mại - đầu tư - du lịch và trên các phương tiện truyền thông;
+ Xây dựng và phát hành các sản phẩm thông tin; xây dựng và duy trì trang thông tin điện tử đa ngôn ngữ và các phần mềm ứng dụng cho Chương trình;
+ Tổ chức hội thảo, hội nghị, diễn đàn để quảng bá Chương trình trong và ngoài nước;
+ Tổ chức Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong và ngoài nước;
+ Tổ chức Lễ Công bố các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
- Các nội dung quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3; điểm e, điểm g khoản 6 Điều này do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện.
- Các nội dung quy định tại khoản 4; điểm a, điểm c khoản 5 do các đơn vị chủ trì đề án thực hiện hỗ trợ việc đáp ứng các tiêu chí xét chọn của Chương trình cho các đối tượng tham gia là doanh nghiệp có nhu cầu, tiềm năng đạt được các tiêu chí của Chương trình.
- Các nội dung quy định tại điểm b khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 6 Điều này do các đơn vị chủ trì đề án thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?