Doanh nghiệp có sản phẩm thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam thì được hưởng những quyền lợi nào?
Quy chế xây dựng quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam do ai ban hành?
Căn cứ khoản 5 Điều 18 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định về chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam như sau:
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam
...
4. Nghĩa vụ của doanh nghiệp có sản phẩm thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam
a) Tuân thủ các quy định và quy chế của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
b) Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương liên quan đến việc tuân thủ các quy chế và quy định của Chương trình;
c) Đóng góp các chi phí (nếu có).
5. Bộ Công Thương chủ trì, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế xây dựng quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
6. Bộ Công Thương quy định hệ thống tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Như vậy, theo quy định, quy chế xây dựng quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Quy chế xây dựng quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam do ai ban hành? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có sản phẩm thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam thì được hưởng những quyền lợi nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 18 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định về chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam như sau:
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam
...
3. Quyền lợi của doanh nghiệp có sản phẩm thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam
a) Được phép sử dụng biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam và hệ thống nhận diện Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy chế quản lý và sử dụng biểu trưng của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
b) Được tham gia xây dựng chiến lược, Chương trình hành động cụ thể của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
c) Được hỗ trợ kinh phí khi tham gia các hoạt động thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
d) Được ưu tiên tham gia các hoạt động thuộc Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại và các Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam có liên quan;
đ) Được tiếp cận cơ sở dữ liệu thông tin thị trường, sản phẩm và ngành hàng của Chương trình, trừ thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh hoặc thông tin mật theo quy định của pháp luật;
e) Được các cơ quan nhà nước hỗ trợ pháp lý trong tranh chấp về các biện pháp quản lý ngoại thương của nước ngoài, tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa;
g) Được hưởng chế độ ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế, hải quan và các thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp có sản phẩm thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam thì được hưởng những quyền lợi sau đây:
(1) Được phép sử dụng biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam và hệ thống nhận diện Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy chế quản lý và sử dụng biểu trưng của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
(2) Được tham gia xây dựng chiến lược, Chương trình hành động cụ thể của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
(3) Được hỗ trợ kinh phí khi tham gia các hoạt động thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
(4) Được ưu tiên tham gia các hoạt động thuộc Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại và các Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam có liên quan;
(5) Được tiếp cận cơ sở dữ liệu thông tin thị trường, sản phẩm và ngành hàng của Chương trình, trừ thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh hoặc thông tin mật theo quy định của pháp luật;
(6) Được các cơ quan nhà nước hỗ trợ pháp lý trong tranh chấp về các biện pháp quản lý ngoại thương của nước ngoài, tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa;
(7) Được hưởng chế độ ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế, hải quan và các thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp có sản phẩm thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam có nghĩa vụ gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 18 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định về chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam như sau:
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam
...
4. Nghĩa vụ của doanh nghiệp có sản phẩm thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam
a) Tuân thủ các quy định và quy chế của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
b) Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương liên quan đến việc tuân thủ các quy chế và quy định của Chương trình;
c) Đóng góp các chi phí (nếu có).
5. Bộ Công Thương chủ trì, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế xây dựng quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
6. Bộ Công Thương quy định hệ thống tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Như vậy, doanh nghiệp có sản phẩm thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:
(1) Tuân thủ các quy định và quy chế của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
(2) Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương liên quan đến việc tuân thủ các quy chế và quy định của Chương trình;
(3) Đóng góp các chi phí (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?