Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 30/2019/QĐ-TTg Quy chế xây dựng quản lý Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Số hiệu: 30/2019/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 08/10/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Quy định về xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Nội dung này được đề cập tại Quyết định 30/2019/QĐ-TTg quy định về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Theo đó, việc tổ chức xét chọn sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam được tổ chức 02 năm một lần vào các năm chẵn.

Để được xét chọn, doanh nghiệp cần nộp 03 bộ hồ sơ đăng ký xét chọn  đến Bộ Công Thương  trước ngày 31/3 của năm xét chọn theo một trong các cách thức sau:

- Qua đường bưu điện;

- Trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương;

- Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương.

Kết quả xét chọn có hiệu lực 02 năm kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định công nhận danh sách sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Xem chi tiết thành phần hồ sơ xét chọn tại Khoản 3 Điều 8 Quyết định 30/2019/QĐ-TTg (có hiệu lực từ ngày 01/12/2019).

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/2019/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2019

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 28/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2019.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

QUY CHẾ

XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2019/QĐ-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định việc xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam (sau đây gọi tắt là Chương trình).

Các Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam thực hiện theo quy định của Điều 16, Điều 17, Điều 19 Nghị định số 28/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương.

2. Quy chế này áp dụng đối với các đơn vị chủ trì thực hiện đề án thuộc Chương trình, cơ quan quản lý Chương trình và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân liên quan.

Điều 2. Nguyên tắc xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình

1. Thúc đẩy phát triển ngoại thương, quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia Việt Nam thông qua sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, trên cơ sở thống nhất, đồng bộ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

2. Bảo đảm nguồn lực để thực hiện phù hợp với mục tiêu và năng lực tổ chức triển khai từ trung ương đến địa phương; phát huy sự chủ động tham gia và đóng góp của cộng đồng xã hội vào quá trình lập kế hoạch và tổ chức thực hiện Chương trình.

3. Bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành thực hiện các hoạt động để thực hiện Chương trình.

Điều 3. Cơ quan quản lý Chương trình, đơn vị chủ trì đề án của Chương trình

1. Bộ Công Thương là cơ quan quản lý Chương trình.

2. Đơn vị chủ trì đề án là các bộ, ngành được giao nhiệm vụ thực hiện các đề án thuộc Chương trình theo quy định tại Chương II Quy chế này.

Điều 4. Kinh phí thực hiện Chương trình

1. Kinh phí thực hiện Chương trình được hình thành từ các nguồn sau:

a) Ngân sách nhà nước cấp hàng năm;

b) Đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia;

c) Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

d) Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương để đảm bảo chi phí cho các hoạt động sau:

a) Các nội dung quy định tại Điều 5 Quy chế này;

b) Các hoạt động quản lý Chương trình;

c) Các nội dung khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản này do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Chương II

XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Mục 1. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

Điều 5. Nội dung hoạt động của Chương trình

1. Xây dựng mục tiêu, chiến lược, Chương trình trong từng thời kỳ.

2. Xây dựng hệ thống tiêu chí của Chương trình.

3. Bảo hộ biểu trưng và hệ thống nhận diện Thương hiệu quốc gia Việt Nam ở trong và ngoài nước.

4. Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm đáp ứng hệ thống tiêu chí Thương hiệu quốc gia Việt Nam bao gồm các hoạt động:

a) Nghiên cứu, đánh giá nhu cầu và khả năng áp dụng các tiêu chí Thương hiệu quốc gia Việt Nam tại các doanh nghiệp;

b) Phổ biến, cung cấp thông tin;

c) Tổ chức đào tạo, tập huấn, tư vấn doanh nghiệp phát triển sản phẩm.

5. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu ở trong và ngoài nước bao gồm các hoạt động:

a) Tư vấn doanh nghiệp xây dựng, phát triển thương hiệu;

b) Tư vấn doanh nghiệp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước;

c) Tổ chức sự kiện, hội thảo, hội nghị, đào tạo, tập huấn.

6. Các hoạt động thông tin, truyền thông cho Chương trình ở trong và ngoài nước bao gồm các hoạt động:

a) Thuê các tổ chức, chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước xây dựng, quảng bá Thương hiệu quốc gia Việt Nam;

b) Điều tra, nghiên cứu thị trường để định hướng cho các hoạt động thông tin, truyền thông;

c) Truyền thông, quảng bá về Chương trình và các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam tại các sự kiện ngoại giao, kinh tế, thương mại, xúc tiến thương mại - đầu tư - du lịch và trên các phương tiện truyền thông;

d) Xây dựng và phát hành các sản phẩm thông tin; xây dựng và duy trì trang thông tin điện tử đa ngôn ngữ và các phần mềm ứng dụng cho Chương trình;

đ) Tổ chức hội thảo, hội nghị, diễn đàn để quảng bá Chương trình trong và ngoài nước;

e) Tổ chức Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong và ngoài nước;

g) Tổ chức Lễ Công bố các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

7. Các nội dung quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3; điểm e, điểm g khoản 6 Điều này do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện.

8. Các nội dung quy định tại khoản 4; điểm a, điểm c khoản 5 do các đơn vị chủ trì đề án thực hiện hỗ trợ việc đáp ứng các tiêu chí xét chọn của Chương trình cho các đối tượng tham gia là doanh nghiệp có nhu cầu, tiềm năng đạt được các tiêu chí của Chương trình.

9. Các nội dung quy định tại điểm b khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 6 Điều này do các đơn vị chủ trì đề án thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Điều 6. Quy trình xây dựng, phê duyệt, bổ sung, điều chỉnh đề án thuộc Chương trình

1. Đơn vị chủ trì xây dựng đề án theo quy trình quy định tại khoản 1; điểm a, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Nghị định số 28/2018/NĐ-CP.

2. Bộ Công Thương có trách nhiệm thẩm định đề án do các đơn vị chủ trì đề xuất căn cứ theo:

a) Chiến lược phát triển hoạt động ngoại thương trong ngành, lĩnh vực đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Định hướng cụ thể hàng năm hoặc từng thời kỳ của Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam;

c) Nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp.

3. Căn cứ ý kiến của Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam về danh mục đề án do các đơn vị chủ trì đề xuất, Bộ trưởng Bộ Công Thương Quyết định phê duyệt danh mục đề án theo quy trình quy định tại khoản 6 Điều 10 Nghị định số 28/2018/NĐ-CP trước ngày 15 tháng 7 của năm trước năm kế hoạch.

4. Việc bổ sung đề án ngoài danh mục đề án thuộc Chương trình đã được phê duyệt thực hiện theo quy trình quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.

5. Việc điều chỉnh đề án đã được phê duyệt thực hiện theo quy trình quy định tại Điều 13 Nghị định số 28/2018/NĐ-CP.

6. Bộ Công Thương rà soát tiến độ, nội dung, kinh phí thực hiện các đề án để điều chỉnh, thu hồi kinh phí chưa sử dụng hết, phê duyệt bổ sung, điều chỉnh đề án thực hiện Chương trình.

Mục 2. THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Điều 7. Tổ chức thực hiện Chương trình

1. Căn cứ Quyết định phê duyệt Đề án do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành, việc ký kết hợp đồng giao nhiệm vụ thực hiện Đề án và báo cáo việc thực hiện đề án thực hiện theo quy trình quy định tại Điều 12, Điều 14 Nghị định số 28/2018/NĐ-CP.

2. Đơn vị chủ trì đề án ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân để thực hiện các hạng mục công việc thuộc nội dung đề án.

3. Để tổ chức thực hiện Chương trình, Bộ trưởng Bộ Công Thương thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam, Ban Thư ký và Ban Chuyên gia của Chương trình.

4. Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng là lãnh đạo các bộ, ngành, tổ chức liên quan, có chức năng, nhiệm vụ sau:

a) Định hướng xây dựng mục tiêu, chiến lược thực hiện Chương trình trong từng thời kỳ;

b) Cho ý kiến về danh mục đề án trong khuôn khổ Chương trình do các đơn vị chủ trì đề án đề xuất;

c) Cho ý kiến về danh sách các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

5. Ban Thư ký, do lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công Thương làm Trưởng ban, có các chức năng, nhiệm vụ sau:

a) Giúp việc cho Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam, cơ quan quản lý Chương trình để tổ chức thực hiện Chương trình;

b) Báo cáo việc tổ chức thực hiện Chương trình lên Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam và cơ quan quản lý Chương trình.

6. Ban Chuyên gia gồm các thành viên là đại diện của các bộ, ngành, tổ chức liên quan và các chuyên gia độc lập, có các chức năng, nhiệm vụ sau:

a) Thực hiện các hoạt động tư vấn có tính chất chuyên môn thuộc Chương trình;

b) Tham gia xét chọn các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan quản lý Chương trình.

Điều 8. Xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam

1. Việc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được tổ chức định kỳ 02 năm một lần vào các năm chẵn.

2. Doanh nghiệp nộp 03 bộ hồ sơ đăng ký xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam trước ngày 31 tháng 3 của năm xét chọn đến Bộ Công Thương theo một trong các cách thức sau:

a) Qua đường bưu điện;

b) Trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương;

c) Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương.

3. Hồ sơ đăng ký xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam gồm các giấy tờ, tài liệu không cần chứng thực sau:

a) Đăng ký tham gia xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này;

b) Bản sao Thông báo của cơ quan thuế về việc xác nhận doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế trong 2 năm liên tiếp trước năm xét chọn;

c) Bản sao Thông báo của cơ quan bảo hiểm xã hội về kết quả đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp trong 2 năm liên tiếp trước năm xét chọn;

d) Bản sao Thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động;

đ) Bản sao Báo cáo định kỳ kết quả quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật trong 2 năm liên tiếp trước năm xét chọn;

e) Bản sao Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của doanh nghiệp trong 2 năm liên tiếp trước năm xét chọn;

g) Bản sao văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ của sản phẩm đăng ký xét chọn còn hiệu lực do cơ quan chức năng cấp;

h) Bản sao giấy tờ về chất lượng của sản phẩm đăng ký xét chọn còn hiệu lực theo quy định của pháp luật;

i) Bản sao giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 hoặc bản sao giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng tương đương;

k) Bản sao giấy chứng nhận ISO 14001, ISO 22000, ISO 17025, SA 8000, OHSAS 18001, HACCP, GMP, VietGap, Global Gap và bản sao các biên bản đánh giá giám định định kỳ hoặc tương đương (nếu có);

l) Bản sao giấy chứng nhận các giải thưởng về chất lượng, uy tín thương hiệu (nếu có).

4. Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan quản lý Chương trình có trách nhiệm thông báo bằng văn bản (theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này) cho doanh nghiệp để bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ. Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp bổ sung hồ sơ đầy đủ trước ngày 01 tháng 5 của năm xét chọn.

5. Trước ngày 30 tháng 9 của năm xét chọn, cơ quan quản lý Chương trình có trách nhiệm thông báo kết quả xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam tới các doanh nghiệp (theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này).

6. Kết quả xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam có hiệu lực 02 năm kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định công nhận danh sách sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

7. Trước ngày 15 tháng 11 hàng năm, doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương về việc tuân thủ các quy chế và quy định của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam qua hộp thư điện tử hoặc bản giấy gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.

Điều 9. Biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam

1. Doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được phép sử dụng Biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam và hệ thống nhận diện Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

2. Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Điều 10. Hủy kết quả xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Bộ Công Thương xem xét hủy kết quả xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam của doanh nghiệp trong các trường hợp sau:

1. Gian lận, giả mạo giấy tờ, tài liệu trong quá trình xây dựng, nộp hồ sơ tham gia Chương trình.

2. Gây ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín, hình ảnh và Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong nước và nước ngoài.

3. Lợi dụng hình ảnh và Thương hiệu quốc gia Việt Nam để trục lợi, vi phạm pháp luật.

4. Vi phạm quy chế quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy chế này.

5. Bị cơ quan chức năng xử lý hình sự, xử phạt hành chính có áp dụng hình thức tăng nặng.

6. Giải thể, phá sản.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Trách nhiệm của Bộ Công Thương

1. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Tổ chức xây dựng mục tiêu, chiến lược, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong từng thời kỳ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức có liên quan xây dựng Hệ thống tiêu chí Chương trình;

c) Trực tiếp xây dựng, thực hiện các đề án thuộc Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao;

d) Hướng dẫn xây dựng các đề án, tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và ký kết với các đơn vị chủ trì thực hiện các đề án theo quy định tại Quy chế này;

đ) Tổng hợp, xây dựng dự toán kinh phí quản lý, thực hiện Chương trình và tổng hợp chung trong dự toán của Bộ Công Thương, trình cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật ngân sách;

e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các đề án thuộc Chương trình, việc tuân thủ các quy định của Chương trình đối với các doanh nghiệp tham gia Chương trình;

g) Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định thành lập, ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam, Ban Thư ký và Ban Chuyên gia của Chương trình. Cục Xúc tiến thương mại có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện nội dung này;

h) Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định công nhận danh sách các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Cục Xúc tiến thương mại có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính quy định tại Điều 8 Quy chế này;

i) Trước ngày 25 tháng 12 hàng năm tổng hợp đánh giá kết quả, báo cáo Thủ tướng Chính phủ qua hệ thống văn bản điện tử liên thông về tình hình thực hiện Chương trình trong năm theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này;

k) Phối hợp với các tổ chức, cá nhân huy động các nguồn lực phục vụ hoạt động của Chương trình;

l) Quản lý, sử dụng kinh phí theo chế độ tài chính hiện hành.

2. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan thực hiện Quy chế này.

Điều 12. Trách nhiệm của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Bộ Tài chính

a) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn việc lập dự toán, phân bổ, sử dụng và thanh quyết toán các khoản kinh phí thực hiện Chương trình theo quy định của pháp luật;

b) Hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục thuế, hải quan quy định tại điểm g khoản 3 Điều 18 Nghị định số 28/2018/NĐ-CP.

2. Các bộ, cơ quan ngang bộ

a) Trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình, chịu trách nhiệm đề xuất, xây dựng và phối hợp thực hiện các đề án theo nội dung của Chương trình;

b) Trước ngày 15 tháng 11 hàng năm có báo cáo gửi Bộ Công Thương qua hệ thống văn bản điện tử liên thông theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này về tình hình thực hiện đề án theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế này.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng, thực hiện các hoạt động theo định hướng của Chương trình bằng nguồn kinh phí của địa phương./.

PHỤ LỤC

(Kèm theo Quyết định số 30/2019/QĐ-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ)

Mẫu số 01

Đăng ký tham gia xét chọn doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Mẫu số 02

Điều chỉnh, bổ sung hồ sơ đăng ký xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Mẫu số 03

Thông báo kết quả xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Mẫu số 04

Báo cáo tuân thủ quy chế, quy định của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Mẫu số 05

Báo cáo tình hình thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Mẫu số 06

Báo cáo kết quả thực hiện đề án Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Mẫu số 01

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……….

………., ngày ……. tháng ……. năm 20…….

ĐĂNG KÝ THAM GIA XÉT CHỌN DOANH NGHIỆP CÓ SẢN PHẨM ĐẠT THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM

Kính gửi:……………………………………….

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định số 28/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương, Quyết định số /2019/QĐ-TTg ngày tháng năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, (tên doanh nghiệp) đăng ký tham gia xét chọn doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam như sau:

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

1. Tên doanh nghiệp (Tiếng Việt): ………………………………………………………………

2. Tên doanh nghiệp (Tiếng Anh): ………………………………………………………………

3. Tên giao dịch (tên viết tắt): ……………………………………………………………………

4. Tên người đại diện theo pháp luật hiện tại: …………………………………………………

5. Mã số Doanh nghiệp: ………………………………………………………………………….

6. Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………….

7. Điện thoại: ………………………………………………………………………………………

8. Fax: ………………………………………………………………………………………………

9. Email: …………………………………………………………………………………………….

10. Website: ………………………………………………………………………………………..

11. Thông tin liên hệ: ………………………………………………………………………………

- Tên người liên hệ: ………………………………………………………………………………..

- Chức vụ/Bộ phận: …………………………………………………………………………………

- Điện thoại: ……………….………………… - Di động: …………………………………………

- Email: ………………………………………………………………………………………………

12. Loại hình doanh nghiệp:

□ Nhà nước □ TNHH

□ Cổ phần □ DNTN

□ Loại khác (ghi rõ):

13. Liệt kê những sản phẩm chính: .....................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

14. Số lượng lao động trong 2 năm liên tiếp trước năm xét chọn:

Năm...

Năm...

Năm...

15. Tổng doanh thu trong 2 năm liên tiếp trước năm xét chọn:

Năm...

Năm...

Năm...

16. Tổng doanh thu xuất khẩu trong 2 năm liên tiếp trước năm xét chọn:

Năm ...

Năm...

Năm...

17. Tổng số thuế nộp ngân sách nhà nước trong 2 năm liên tiếp trước năm xét chọn:

Năm ...

Năm...

Năm...

18. Tổng số tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động trong 2 năm liên tiếp trước năm xét chọn:

Năm ...

Năm...

Năm...

19. Tổng kinh phí cho hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác trong 2 năm liên tiếp trước năm xét chọn:

Năm...

Năm...

Năm...

20. Các tỉnh/thành phố có cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ: .........................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

21. Doanh nghiệp là thành viên của các hiệp hội/ngành nghề nào ở trong và ngoài nước?

Tên Hiệp hội/tổ chức

Năm bắt đầu tham gia

Địa chỉ hiệp hội/Tổ chức

II. THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM THAM GIA XÉT CHỌN

1. Tên thương hiệu sản phẩm: ............................................................................................

.............................................................................................................................................

2. Mô tả sản phẩm:

A. Sản phẩm 1:

2.1. Công dụng chính: .........................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

2.2. Đặc tính kỹ thuật và ưu điểm nổi bật: ..........................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

2.3. Năm sản phẩm bắt đầu có mặt trên thị trường: ...........................................................

2.4. Thị trường xuất khẩu: ...................................................................................................

2.5. Doanh thu xuất khẩu của sản phẩm trong 2 năm liền trước năm xét chọn:

Năm...

Năm...

Năm...

B. Từ sản phẩm thứ 2 trở đi, doanh nghiệp mô tả tương tự từ điểm 2.1 đến điểm 2.5 mục A

III. TẦM NHÌN DOANH NGHIỆP

1. Tuyên bố về tầm nhìn doanh nghiệp:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

2. Giải thích nội dung tuyên bố tầm nhìn doanh nghiệp:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

IV. GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA DOANH NGHIỆP

1. Tuyên bố về giá trị cốt lõi của doanh nghiệp:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

2. Giải thích nội dung giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

V. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

1. Mục tiêu chiến lược

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

2. Nền tảng xây dựng Chiến lược

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

3. Năng lực triển khai chiến lược

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

VI. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP

1. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực trong 2 năm tới

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

2. Nội dung kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trong 2 năm tới

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

3. Chính sách khen thưởng, đãi ngộ

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

VII. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

1. Mục tiêu kế hoạch tài chính trong 2 năm tới

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

2. Nội dung kế hoạch tài chính trong 2 năm tới

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

VIII. DANH MỤC GIẢI THƯỞNG DÀNH CHO CÁ NHÂN LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP

STT

Họ và tên

Chức vụ

Tên giải thưởng

Loại giải

Năm cấp

Tổ chức cấp

1

2

3

...

IX. TẦM NHÌN THƯƠNG HIỆU

1. Tuyên bố về tầm nhìn thương hiệu sản phẩm

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

2. Giải thích nội dung tuyên bố tầm nhìn thương hiệu

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

X. LỜI HỨA THƯƠNG HIỆU

1. Tuyên bố về lời hứa thương hiệu

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

2. Giải thích nội dung tuyên bố lời hứa thương hiệu

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

XI. CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU

1. Mục tiêu chiến lược

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

2. Nền tảng xây dựng chiến lược

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

XII. BIỆN PHÁP BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU

1. Bảo hộ các tài sản trí tuệ liên quan đến thương hiệu

(Việc sử dụng các công cụ pháp lý, thể chế và chính sách của Nhà nước và phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để bảo hộ các tài sản trí tuệ liên quan đến thương hiệu).

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

2. Bảo vệ thương hiệu

(Các công cụ bảo vệ thương hiệu: (1) chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ; (2) sử dụng các biện pháp kỹ thuật, (3) sử dụng các rào cản tâm lý; (4) sử dụng rào cản chi phí chuyển đổi; (5) các chương trình khách hàng thường xuyên và các biện pháp khác của doanh nghiệp)

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

XIII. XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TRONG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP

1. Nội dung truyền thông thương hiệu trong nội bộ doanh nghiệp

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

2. Công cụ truyền thông thương hiệu trong nội bộ doanh nghiệp đến cán bộ công nhân viên

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

XIV. CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING VÀ TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU

1. Nội dung marketing và truyền thông thương hiệu ra bên ngoài

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

2. Công cụ marketing và truyền thông thương hiệu bên ngoài doanh nghiệp

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

XV. CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH SÁNG TẠO

1. Chính sách khuyến khích sáng tạo

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

2. Áp dụng sáng tạo, sáng kiến mới vào sản xuất kinh doanh

Tên sáng tạo, sáng kiến

Nội dung

Đánh giá kết quả

Năm …….

...

...

...

...

Năm …….

...

...

...

...

XVI. NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN (R&D)

1. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận R&D

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

2. Kinh phí dành cho R&D trong 2 năm liên tiếp trước năm xét chọn

Năm ……

Năm ……

Năm ……

Ghi chú

Kinh phí dành cho R&D

Tỷ lệ % kinh phí dành cho R&D/Tổng doanh thu

3. Nội dung các hoạt động R&D trong 2 năm liên tiếp trước năm xét chọn

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

4. Kết quả và thành tựu R&D nổi bật trong 2 năm liên tiếp trước năm xét chọn

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

XVII. CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Nội dung đào tạo trong 2 năm trước năm xét chọn

(Đào tạo (1) cán bộ công nhân viên và (2) khách hàng)

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

2. Các chương trình đào tạo trong 2 năm liên tiếp trước năm xét chọn

STT

Nội dung

Đối tượng

Số lượng

Thòi gian

1

Năm......

...

2

Năm ......

XVIII. TÀI SẢN TRÍ TUỆ CỦA SẢN PHẨM ĐĂNG KÝ XÉT CHỌN (theo quy định hiện hành)

Đối tượng SHTT

Nội dung

Số lượng

Năm cấp công nhận

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

XIX. CÔNG NGHỆ MỚI ĐƯỢC ÁP DỤNG

Năm

Tin Công nghệ

Nguồn gốc

Kết quả

...

...

...

...

XX. GIẢI THƯỞNG SÁNG TẠO TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

STT

Tên giải thưởng

Tổ chức cấp

Năm cấp

Kết quả ứng dụng

1

2

3

...

XXI. ĐẦU TƯ DUY TRÌ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

(Trong 2 năm liên tiếp trước năm xét chọn)

Năm

Hạng mục đầu tư

Giá trị (VNĐ)

...

Mẫu số 02

BỘ CÔNG THƯƠNG
CỤC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………
V/v điều chỉnh, bổ sung hồ sơ đăng ký xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm...

………, ngày …… tháng …… năm 20…….

Kính gửi:………………………………………..

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định số 28/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương, Quyết định số /2019/QĐ-TTg ngày tháng năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;

Xét hồ sơ của (tên doanh nghiệp) đăng ký tham gia xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại đề nghị (tên doanh nghiệp) bổ sung những tài liệu, nội dung sau đây:

I. VỀ TÀI LIỆU:

1. ……………………………………………………………………………………………………

2. ……………………………………………………………………………………………………

3. ……………………………………………………………………………………………………

II. VỀ NỘI DUNG:

1. ……………………………………………………………………………………………………

2. ……………………………………………………………………………………………………

3. ……………………………………………………………………………………………………

Đề nghị (tên doanh nghiệp) bổ sung tài liệu, nội dung trên trước ngày 15 tháng 4 năm……. để Cục Xúc tiến thương mại có cơ sở xem xét, giải quyết.

Cục Xúc tiến thương mại thông báo để (tên doanh nghiệp) biết, thực hiện./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, …

CỤC TRƯỞNG
(Ký tên và đóng dấu)

Mẫu số 03

BỘ CÔNG THƯƠNG
CỤC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………
V/v thông báo kết quả xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm...

………, ngày …… tháng …… năm 20…….

Kính gửi:……………………………………………..

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định số 28/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương, Quyết định số /2019/QĐ-TTg ngày tháng năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Căn cứ Quyết định số /QĐ-BCT ngày ... tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc công nhận danh sách các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm... (Bản sao Quyết định kèm theo).

Cục Xúc tiến thương mại thông báo quý doanh nghiệp có:

- Sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm ……: ………………………;

- Sản phẩm không đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm………….: ……….../.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, …

CỤC TRƯỞNG
(Ký tên và đóng dấu)

Mẫu số 04

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../…..

….., ngày tháng năm 2019

BÁO CÁO TUÂN THỦ QUY CHẾ, QUY ĐỊNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM

Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại).

- Tên doanh nghiệp: ...........................................................................................................

- Mã số doanh nghiệp: .......................................................................................................

- Địa chỉ trụ sở: ..................................................................................................................

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: …………………………………………..

- Người liên hệ: ……………………………………………………………………………………

- Số điện thoại: ……………………………………..Email:………………………………………

Báo cáo hoạt động trong kỳ: từ ngày 01 tháng 01 đến thời điểm báo cáo và ước thực hiện đến ngày 31 tháng 12 của năm gửi báo cáo với nội dung cụ thể như sau:

1. Tình hình sản xuất, kinh doanh chung của doanh nghiệp:

- Tổng doanh thu

- Tổng lợi nhuận

- Tổng doanh thu xuất khẩu

- Tổng số thuế nộp ngân sách nhà nước

- Tổng số tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động

- Tổng kinh phí dành cho các hoạt động liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

- Thông tin khác (nếu có)

2. Tình hình sản xuất, kinh doanh Sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam

- Doanh thu bán hàng;

- Doanh thu xuất khẩu;

- Thị trường xuất khẩu mới (nếu có);

- Thông tin về cải tiến mới liên quan đến tổ chức sản xuất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm (nếu có);

- Thông tin khác.

3. Việc quảng bá sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam và sử dụng Biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam

- Quảng bá sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam;

- Sử dụng Biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam trên sản phẩm, bao bì sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

4. Các hành vi bị xử phạt hành chính, xử lý hình sự (nếu có).

5. Kiến nghị, đề xuất

(Tên đầy đủ của Doanh nghiệp) …………………………………… chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và tính chính xác của nội dung báo cáo trên./.

Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Mẫu số 05

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /BC-BCT
V/v báo cáo tình hình thực hiện đề án Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm ……..

, ngày tháng năm 2019

BÁO CÁO

Tình hình thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm ....

Kính gửi:………………………………………

I. TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của thương hiệu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư.

2. Nâng cao năng lực xây dựng, phát triển, quản trị thương hiệu cho doanh nghiệp nhằm đáp ứng tiêu chí của Chương trình.

3. Quảng bá Thương hiệu quốc gia Việt Nam gắn với quảng bá thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam

4. Nội dung khác

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

- Đánh giá chung về hiệu quả thực hiện các hoạt động theo nội dung của Chương trình. So sánh hiệu quả kỳ này với cùng kỳ năm trước;

- Đánh giá những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong thực hiện Chương trình:

+ Nêu cụ thể những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế tại cơ quan, đơn vị trực thuộc;

+ Phân tích rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan của những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

III. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ (HOẶC CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM) CỦA KỲ TIẾP THEO

Nêu những định hướng, mục tiêu cơ bản, những giải pháp, nhiệm vụ cụ thể sẽ được tập trung thực hiện trong kỳ tiếp theo (Kỳ tiếp theo được hiểu là năm sau).

IV. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT.

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 06

TÊN ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /
V/v báo cáo kết quả thực hiện đề án Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm…….

, ngày tháng năm 2019

Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại).

Thực hiện Đề án (Tên Đề án) thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số /QĐ-BCT ngày tháng năm , (Tên đơn vị chủ trì) báo cáo kết quả thực hiện như sau:

1. Mục tiêu chính của đề án: ………………………………………………………………………

2. Thời gian thực hiện: …………………………………………………………………………….

3. Địa điểm: ………………………………………………………………………………………….

4. Đối tượng tham gia: ……………………………………………………………………………..

5. Quy mô: ……………………………………………………………………………………………

6. Kết quả thực hiện từng mục tiêu đã đề ra: đề nghị đánh giá kết quả thực hiện so với các mục tiêu nêu tại Mục 1.

7. Kết quả khác (nếu có): …………………………………………………………………………

8. Đánh giá của đơn vị tham gia: (tổng hợp dựa trên báo cáo phản hồi của các đơn vị tham gia chương trình).

STT

Đánh giá

Rất tốt

Tốt

Khá

Trung bình

Kém

1

Nội dung chương trình

%

%

%

%

%

2

Công tác tổ chức thực hiện

%

%

%

%

%

3

Hiệu quả tham gia chương trình

%

%

%

%

%

9. Khó khăn, hạn chế:

10. Đề xuất, kiến nghị:


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT.

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

---------------

No. 30/2019/QD-TTg

Hanoi, October 08, 2019

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON DEVELOPMENT, MANAGEMENT AND IMPLEMENTATION OF THE VIETNAMESE NATIONAL BRAND PROGRAM

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Foreign Trade Management dated June 12, 2017;

Pursuant to the Government’s Decree No. 98/2017/ND-CP dated August 18, 2017 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

Pursuant to the Government’s Decree No. 28/2018/ND-CP dated March 01, 2018 elaborating the Law on Foreign Trade Management regarding some measures for foreign trade development;

At the request of the Minister of Industry and Trade;

The Prime Minister promulgates a Decision on the Regulation on Development, Management and Implementation of the Vietnamese National Brand Program.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. This Decision takes effect from December 01, 2019.

Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Governmental agencies and Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall implement this Decision.

 

 

THE PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

REGULATION

ON DEVELOPMENT, MANAGEMENT AND IMPLEMENTATION OF THE VIETNAMESE NATIONAL BRAND PROGRAM
(Enclosed with the Prime Minister’s Decision No. 30/2019/QD-TTg dated October 08, 2019)

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope and regulated entities

1. This Regulation provides for the development, management and implementation of the Vietnamese National Brand Program (hereinafter referred to as “the Program”).

Vietnamese industry brand development programs shall be implemented according to regulations of Articles 16, 17 and 19 of the Government’s Decree No. 28/2018/ND-CP dated March 01, 2018 elaborating the Law on Foreign Trade Management regarding some measures for foreign trade development.

2. This Regulation is applicable to units in charge of the schemes affiliated to the Program (hereinafter referred to as “units in charge of schemes”), the Program’s management body and relevant regulatory bodies, organizations, enterprises and individuals.

Article 2. Principles of development, management and implementation of the Program

1. Boost foreign trade and promote Vietnam’s national image and national brands via products awarded the “Vietnamese National Brand” title in a manner appropriate to the socio-economic development strategy of each period of time.

2. Secure resources to implement the Program according to its targets and central and local implementing capabilities; encourage the social community to participate in and contribute to the development and implementation of the Program.

3. Ensure transparency in management and operation of the Program’s activities.

Article 3. The Program’s management body and units in charge of schemes

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The units in charge of schemes are the ministries and regulatory bodies assigned the implementation of the schemes affiliated to the Program as prescribed in Chapter II herein.

Article 4. Funding

1. The Program is funded by the following sources:

a) Annual state budget allowances;

b) Contribution from participating organizations and enterprises;

c) Sponsorship from domestic and foreign organizations and individuals;

d) Other legal sources as prescribed by law.

2. State funding for the Program which is a part of the cost estimate for annual expenses of the Ministry of Industry and Trade shall cover the following:

a) The contents prescribed in Article 5 herein;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Other contents not provided for in Points a and b of this Clause shall be considered and decided by the Prime Minister.

Chapter II

PROGRAM DEVELOPMENT AND IMPLEMENTATION

Section 1. PROGRAM DEVELOPMENT

Article 5. Programs contents

1. Formulating targets, strategies and contents of the Program for each period of time.

2. Developing the Program’s criteria.

3. Protecting the logo and brand identity of the “Vietnamese National Brand” title domestically and overseas.

4. Supporting enterprises in developing products that meet the criteria of the “Vietnamese National Brand” title, including:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Providing information to enterprises;

c) Providing training and consultancy to enterprises that are developing products.

5. Assisting enterprises with domestic and overseas branding and brand protection, including:

a) Providing consultancy on branding to enterprises;

b) Providing consultancy on domestic and overseas protection of intellectual property rights to enterprises;

c) Organizing events, seminars, conferences and training courses.

6. Domestic and overseas promotional activities for the Program, including:

a) Hiring domestic and foreign consultancies and consultants to develop and promote Vietnam's national brands;

b) Conducting market research to identify the orientation for marketing communication activities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Designing and publishing promotional contents; developing and maintaining multilingual web portals and application software for the Program;

dd) Organizing seminars, conferences and forums to promote the Program domestically and overseas;

e) Organizing Vietnamese National Brand Week domestically and overseas;

g) Organizing award ceremonies to introduce the enterprises whose products are awarded the “Vietnamese National Brand” title.

7. The Ministry of Industry and Trade shall take charge and cooperate with other ministries and regulatory bodies in implementing the contents prescribed in Clauses 1, 2 and 3 and Points e and g Clause 6 of this Article.

8. Units in charge of schemes shall carry out the contents prescribed in Clause 4 and Points a and c Clause 5 to assist the Program’s applicants or potential applicants with meeting the Program’s criteria.

9. Units in charge of schemes shall carry out the contents prescribed in Point b Clause 5 and Points a, b, c, d and dd Clause 6 herein to support the enterprises whose products are awarded the “Vietnamese National Brand” title.

Article 6. Procedures for development, approval and modification of schemes affiliated to the Program

1. Units in charge of schemes shall develop the schemes following the procedures prescribed in Clause 1; Points a and b Clause 2 and Clause 3 Article 10 of the Decree No. 28/2018/ND-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Sectorial trade promotion strategies approved by competent authorities;

b) Annual or ad hoc specific orientations of the council for Vietnamese National Brand;

c) Needs of organizations and enterprises.

3. Based on comments from the council for Vietnamese National Brand on the list of schemes proposed by units in charge of schemes, the Minister of Industry and Trade shall decide to approve the list of schemes following the procedures prescribed in Clause 6 Article 10 of the Decree No. 28/2018/ND-CP before July 15 of the year prior to the year of implementation.

4. Addition to the approved scheme list shall be carried out according to the procedures prescribed in Clauses 1, 2 and 3 herein.

5. An approved scheme may be modified according to the procedures prescribed in Article 13 of the Decree No. 28/2018/ND-CP.

6. The Ministry of Industry and Trade shall inspect the progress, contents and funding of the schemes to make adjustment or reclaim excessive funding and approve modification to the schemes affiliated to the Program.

Section 2. PROGRAM IMPLEMENTATION

Article 7. Implementing organization

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Units in charge of schemes shall contract organizations and individuals to carry out the work items of the scheme.

3. The Minister of Industry and Trade shall establish a council for Vietnamese National Brand (hereinafter referred to as “the Council”), a secretariat and an expert team for the Program and promulgate the operating regulation of such bodies.

4. The Council has the Minister of Industry and Trade as its chairperson; and heads of relevant ministries and regulatory bodies as its deputy chairpersons and members. The Council shall have the following functions and tasks:

a) Identifying the orientation and developing the targets and strategies for implementation of the Program in each period of time;

b) Commenting on list of schemes affiliated to the Program proposed by units in charge of schemes;

c) Commenting on list of products qualified for the “Vietnamese National Brand” title.

5. The secretariat, whose chairperson is the head of a trade promotion authority affiliated to the Ministry of Industry and Trade, shall have the following functions and tasks:

a) Supporting the Council and the Program’s management body in organizing the implementation of the Program;

b) Reporting such organization to the Council and the Program’s management body.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Providing consultancy related to the Program;

b) Participating in selecting the products qualified for the “Vietnamese National Brand” title at the request of the Program’s management body.

Article 8. Assessment for and award of the “Vietnamese National Brand” title

1. Assessment for and award of the “Vietnamese National Brand” title shall take place every 02 years and in an even-numbered year.

2. Each enterprise shall submit 03 copies of its application for the “Vietnamese National Brand” title to the Ministry of Industry and Trade before March 31 of the assessment year:

a) By post; or

b) Directly at the office of the Ministry of Industry and Trade; or

c) Via the online public service portal of the Ministry of Industry and Trade.

3. An application for the “Vietnamese National Brand” title includes the following documents, which are not required to be certified as true:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) A copy of the confirmation that the enterprise has fulfilled all tax liabilities in the 2 consecutive years prior to the assessment year issued by a tax authority;

c) A copy of the confirmation that the enterprise has paid all of its social insurance in the 2 consecutive years prior to the assessment year issued by a social insurance authority;

d) A copy of an unexpired collective labor bargain registered at a labor authority;

dd) Copies of periodical reports on environmental monitoring findings as prescribed by law of the 2 consecutive years prior to the assessment year;

e) Copies of the enterprise’s audited financial statements of the 2 consecutive years prior to the assessment year;

g) A copy of an unexpired certificate of intellectual property right protection issued by a competent authority for the product being assessed;

h) A copy of an unexpired document on quality of the product being assessed as prescribed by law;

i) A copy of the certificate of compliance with the ISO 9001 quality management system or an equivalent quality management system;

k) Copies of certificates of compliance with ISO 14001, ISO 22000, ISO 17025, SA 8000, OHSAS 18001, HACCP, GMP, VietGap, Global Gap standards and copies of periodical assessment records or equivalent (if any);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Within 07 working days from the date of receipt of the enterprise’s application, if the application lacks any of the documents prescribed in Clause 3 herein, the Program’s management body shall inform the enterprise in writing (using Form No. 02 of the Appendix enclosed therewith) so that the enterprise can complete its application. The enterprise shall complete the application before May 01 of the assessment year.

5. Before September 30 of the assessment year, the Program’s management body shall inform the results of the assessment for the “Vietnamese National Brand” title to enterprises (using Form No. 03 of the Appendix enclosed therewith).

6. The result of the assessment for the “Vietnamese National Brand” title is valid for 02 years from the date on which the Minister of Industry and Trade promulgates the decision on recognition of the list of products awarded the “Vietnamese National Brand” title.

7. Before November 15 of each year, an enterprise owning a product awarded the “Vietnamese National Brand” title shall submit a report on its compliance with regulations and provisions of the Program to the Ministry of Industry and Trade via email or by post or directly at the premises of the trade promotion authority affiliated to the Ministry of Industry and Trade, which is made using Form No. 04 of the Appendix enclosed therewith.

Article 9. Logo of Vietnamese National Brand

1. Enterprises whose products are awarded the “Vietnamese National Brand” title may use the Vietnamese National Brand’s logo and brand identity.

2. The Minister of Industry and Trade shall promulgate a regulation on management and use of the Vietnamese National Brand’s logo.

Article 10. Revocation of the “Vietnamese National Brand” title of a product

The Ministry of Industry and Trade may consider and revoke the “Vietnamese National Brand” title of a product if the enterprise owning the product:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Damages Vietnam’s reputation/image or the “Vietnamese National Brand” title domestically and overseas.

3. Misuses Vietnam’s image or the “Vietnamese National Brand” title for personal gain or legal violations.

4. Violates the regulation prescribed in Clause 2 Article 9 herein.

5. Is involved in legal proceedings or imposed an administrative penalty with aggravating circumstances by a competent authority.

6. Is dissolved or declared bankrupt.

Chapter III

IMPLEMENTATION

Article 11. Responsibilities of the Ministry of Industry and Trade

1. The Ministry of Industry and Trade shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Take charge and cooperate with relevant ministries and regulatory bodies in formulating the Program’s criteria;

c) Directly develop and carry out the schemes affiliated to the Program within its competence;

d) Provide guidelines on scheme development, receipt, appraisal and approval and on concluding contracts with units in charge of schemes as prescribed in this Regulation;

dd) Compile and calculate cost estimate for management and implementation of the Program, incorporate such cost estimate into its total cost estimate and submit to a competent authority according to regulations of the Law on Budget;

e) Take charge and cooperate with relevant bodies in inspecting and supervising the implementation of the schemes affiliated to the Program and compliance with the Program’s regulations of the Program’s participants;

g) The Minister of Industry and Trade has the power to establish the Council, secretariat and expert team for the Program and promulgate the operating regulation of such bodies. The Vietnam Trade Promotion Agency shall assist the Minister of Industry and Trade with this task;

h) The Minister of Industry and Trade shall decide recognition of the list of products qualified for the “Vietnamese National Brand” title. The Vietnam Trade Promotion Agency shall assist the Minister of Industry and Trade with the administrative procedures prescribed in Article 8 herein;

i) Submit annual reports on result evaluation using Form No. 05 in the Appendix enclosed therewith to the Prime Minister via the interlinked electronic document system before December 25 of each year;

k) Cooperate with organizations and individuals in mobilizing the resources for the Program’s activities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Ministry of Industry and Trade shall take charge and cooperate with other ministries, ministerial-level agencies, People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant organizations and enterprises in implementing this Regulation.

Article 12. Responsibilities of other ministries, regulatory bodies and People’s Committees of provinces and central-affiliated cities

1. The Ministry of Finance shall:

a) Take charge and cooperate with the Ministry of Industry and Trade in providing guidelines on cost estimate calculation, funding allocation and use, payment and statements for the Program as prescribed by law;

b) Stipulate tax and customs procedures according to Point g Clause 3 Article 18 of the Decree No. 28/2018/ND-CP.

2. Other ministries and ministerial-level agencies shall:

a) Propose and develop schemes according to the Program’s contents and cooperate in implementing such schemes within their competence;

b) Submit annual scheme progress reports using Form No. 06 in the Appendix enclosed therewith to the Ministry of Industry and Trade via the interlinked electronic document system before November 15 of each year as prescribed in Clause 1 Article 7 herein.

3. People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall develop and carry out the activities oriented by the Program with funds from local budget./.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 30/2019/QĐ-TTg ngày 08/10/2019 về Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.826

DMCA.com Protection Status
IP: 18.190.160.6
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!