Chế tài đối với hành vi phát hành, phổ biến phim đã có quyết định thu hồi giấy phép phân loại phim hoặc quyết định phát sóng là gì?
Chế tài đối với hành vi phát hành, phổ biến phim đã có quyết định thu hồi giấy phép phân loại phim hoặc quyết định phát sóng là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về phổ biến phim như sau:
Vi phạm quy định về hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh
...
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phổ biến phim trên hệ thống rạp chiếu phim, trên hệ thống truyền hình và địa điểm chiếu phim công cộng mà không có giấy phép phân loại phim hoặc quyết định phát sóng;
b) Phổ biến phim trên không gian mạng mà không phân loại, hiển thị kết quả phân loại theo quy định;
c) Thay đổi, làm sai lệch nội dung phim và kết quả phân loại phim đã được cấp giấy phép phân loại phim hoặc quyết định phát sóng;
d) Phát hành, phổ biến phim đã có quyết định thu hồi giấy phép phân loại phim hoặc quyết định phát sóng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc gỡ bỏ phim trên hệ thống truyền hình đối với hành vi phát hành, phổ biến phim trên hệ thống truyền hình mà không có giấy phép phân loại phim hoặc quyết định phát sóng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy phim hoặc xoá bỏ phim đối với phim có nội dung quy định tại các điểm a, b và i khoản 1 Điều 9 Luật Điện ảnh đối với hành vi phát hành, phổ biến phim trên hệ thống rạp chiếu phim; địa điểm chiếu phim công cộng mà không có giấy phép phân loại phim hoặc quyết định phát sóng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Buộc gỡ bỏ phim trên không gian mạng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân.
Như vậy, chế tài đối với hành vi phát hành, phổ biến phim đã có quyết định thu hồi giấy phép phân loại phim hoặc quyết định phát sóng là có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Đồng thời, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi trên.
Chế tài đối với hành vi phát hành, phổ biến phim đã có quyết định thu hồi giấy phép phân loại phim hoặc quyết định phát sóng là gì? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào có trách nhiệm ra quyết định thu hồi Giấy phép phân loại phim?
Đối chiếu với quy định tại Điều 29 Luật Điện ảnh 2022 thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép phân loại phim quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Điện ảnh 2022 quyết định thu hồi Giấy phép phân loại phim, cụ thể:
Đối tượng có thẩm quyền cấp Giấy phép phân loại phim đồng thời có trách nhiệm ra quyết định thu hồi Giấy phép phân loại phim là:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Các trường hợp thu hồi Giấy phép phân loại phim:
- Giấy phép phân loại phim được cấp không đúng quy định;
- Thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân loại phim là giả mạo.
Lưu ý: Cơ quan cấp Giấy phép phân loại phim, tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy phép phân loại phim có trách nhiệm khắc phục vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Điện ảnh 2022 do mình gây ra.
Việc tiếp tục đề nghị cấp Giấy phép phân loại phim sau khi đã khắc phục vi phạm thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Luật Điện ảnh 2022.
Cơ sở điện ảnh phổ biến phim chỉ được phổ biến phim khi nào?
Theo quy định tại Điều 18 Luật Điện ảnh 2022 thì cơ sở điện ảnh phổ biến phim chỉ được phổ biến phim có Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng, trừ trường hợp tự thực hiện phân loại phim theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 của Luật Điện ảnh 2022.
Ngoài ra, cơ sở điện ảnh phổ biến phim còn phải bảo đảm những nghĩa vụ sau:
- Bảo đảm phổ biến phim theo nội dung đã đăng ký kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc được phê duyệt;
- Bảo đảm điều kiện để phổ biến phim đối với từng hình thức phổ biến phim;
- Thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Dừng việc phổ biến phim khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mặt khác, quyền của cơ sở điện ảnh phổ biến phim cụ thể như sau:
- Phổ biến phim theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện quảng cáo phim và dịch vụ khác phục vụ người xem theo quy định của pháp luật.
Tải về các quy định hiện hành liên quan đến:
- Phát hành phim: Tải
- Phổ biến phim: Tải
- Giấy phép phân loại phim: Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?